Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thomas Watson - con người phi thường và cỗ máy IBM
26 | 12 | 2007
“Vấn đề là hầu như tất cả mọi người trong chúng ta không tư duy đủ!”, cha đẻ tập đoàn IBM từng nói một cách giận dữ. “Chúng tôi chỉ trả lương cho những người biết làm việc bằng chính cái đầu của mình".

Trên đây là trích đoạn trong cuốn sách của tác giả Kevin Maney, viết về Thomas Watson - người sáng lập IBM, do Alpha Books dịch và phát hành.

THINK (tư duy) - khẩu hiệu của IBM đã nổi tiếng toàn thế giới. Nó nhắc nhở con người không ngừng tư duy. Nó đã ra đời như thế nào?

Watson và máy xử lý số liệu của IBM những năm 1950. Ảnh: Business Week.
Watson và máy xử lý số liệu của IBM những năm 1950. Ảnh: Business Week.

Năm 1935, Watson cho ra mắt tạp chí hàng tháng với tên gọi Think. Trong đó tập trung các bài tiểu luận của những tác giả và thương gia nổi tiếng.

Trong đó có những bài viết vô thưởng vô phạt với tiêu đề kiểu như “Không khí là gì?”, những bức ảnh triển lãm nghệ thuật và các bài thuyết giáo của Watson về IBM và về giá trị của IBM. Tạp chí Think không chỉ đáp ứng nhu cầu đọc trong IBM mà còn có khoảng 60.000 bản phô tô được gửi tới khách hàng, các chính trị gia và bất kỳ nhân vật nào mà Watson cho là quan trọng.

Xung quanh IBM, con dấu vuông khắc chữ THINK có thể tìm thấy ở khắp nơi. Nó có mặt ở hầu hết các văn phòng của uỷ viên Ban quản trị, ở các phòng họp, trên sàn nhà máy, ở lối vào tòa nhà công ty, các quán cà phê hay trên các tài liệu và đồ dùng văn phòng phẩm của công ty. Nó là một vật nhắc nhở con người không ngừng tư duy, là chủ đề để các tác giả và những người vẽ tranh biếm họa khai thác.

Một bức tranh biếm họa nổi tiếng đã vẽ một công nhân bậc trung với chiếc bàn làm việc được tô điểm con dấu chữ THINK (tư duy). Đằng sau anh ta là ông chủ được vẽ kèm con dấu chữ SCHEME (mưu đồ). Khoảng giữa những năm 1930, con dấu chữ THINK trở nên khá quen thuộc đối với người dân Mỹ. Ngay lập tức họ có thể nhận biết được con dấu đó gắn liền với Watson và IBM.

Tuy nhiên, chữ THINK nổi danh hơn công ty. Bất kỳ một người bình thường nào bạn gặp trên đường phố cũng có thể nói với bạn rằng, con dấu chữ THINK là của IBM, nhưng họ không hiểu sản phẩm của IBM là gì.

THINK bắt nguồn từ NCR (Công ty máy đếm tiền Quốc gia, nơi làm việc của Watson) - một thực tế mà hầu như tất cả mọi người cả trong và ngoài công ty IBM đều không biết.

Theo Lee Olwell, một người bạn làm việc nhiều năm cùng Watson tại NCR, điều này bắt nguồn tại phòng họp của NCR vào một ngày sương mù lạnh giá ẩm ướt tháng 12/1911. Watson điều hành một cuộc họp với Bộ phận quảng cáo và bán hàng, không ai trong số những người tham gia cuộc họp xung phong phát biểu ý kiến. Olwell, lúc đó cũng có mặt, nhìn thấy Watson bật dậy khỏi ghế và chạy lên bục diễn thuyết.

“Vấn đề là ở chỗ, hầu như tất cả mọi người trong chúng ta không tư duy đủ!”, Watson phản ứng một cách giận dữ. “Chúng tôi không trả lương cho cung cách làm việc chỉ biết chỉ đâu đánh đấy, chúng tôi trả lương cho những người biết làm việc bằng chính cái đầu của mình”.

Ông chỉ trích nhóm người tham dự cuộc họp khoảng 10 phút. Sau đó ông đến gần tập giấy vẽ khổ lớn được đặt trên giá gần đó. “Một vấn đề đối với chúng ta, vấn đề khẩn cấp, vấn đề với tất cả mọi người, là chúng ta không…”, Watson viết bằng nét bút chì màu xanh lên tờ giấy: THINK.

Sau buổi họp, Watson yêu cầu Olwell làm một tấm áp phích trong đó có từ THINK được viết bằng những chữ cái in đậm, sáng hôm sau chuyển đến Bộ phận bán hàng và yêu cầu họ dán lên tường. Watson thường thích biến vấn đề phức tạp thành đơn giản, ông yêu cách thể hiện một loạt hành vi trong một từ năm chữ cái này. Ông trình cho Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty NCR Patterson, tấm áp phích này rồi chuyển nó tới toàn công ty. Khi Watson tham dự C-T-R năm 1914, ông cũng mang chữ THINK theo mình.

Khi từ THINK đã trở thành biểu tượng của công ty IBM, Watson trở thành một người đầy uy quyền trong công ty. Ông luôn được ủng hộ trong bất cứ điều gì, và tất cả mọi người ở IBM đều có thể chỉ ông và nói: Đó là một người mà chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Trung thực. Bộc trực. Cạnh tranh. Năng động. Sáng tạo. Mạnh mẽ. Đó là tất cả các từ mà công ty dành cho ông.



Báo cáo phân tích thị trường