FDI tăng mạnh
Năm 2007, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào VN đã vượt con số 15 tỷ USD, vượt 15% kế hoạch dự kiến. Tổng số dự án cấp trong năm 2007 đạt khoảng 1300 dự án, với tổng vốn 14 tỷ USD. Công nghiệp vẫn đang là ngành thu hút lượng vốn lớn nhất, với 7,55 tỷ USD, chiếm 56,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sau công nghiệp là các ngành dịch vụ, với 5,65 tỷ USD. Doanh thu của các DN có vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2007 ước đạt gần 40 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2006. Các DN này cũng đã thu hút thêm 13.000 lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lên 1,25 triệu người.
Hàn Quốc tiếp tục là nhà đầu tư số 1 tại VN với 3,68 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 29% về số dự
Singapore là nhà đầu tư đứng thứ hai vào VN với 534 dự án, tổng vốn đăng ký 9,86 tỷ USD, đã có 3,8 tỷ USD vốn đưa vào thực hiện. Nhật Bản đứng thứ 3 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư cao nhất vào VN và dẫn đầu về vốn FDI thực hiện tại VN, có 591 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt trên 6,2 tỷ USD.
|
án và 28% về tổng vốn đăng ký. Xu hướng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của các nhà đầu tư Hàn Quốc ngày càng rõ nét, trải rộng tại các tỉnh thành trong cả nước, đáng chú ý là các dự án của tập đoàn Keangnam và Charmvit tại Hà Nội với tổng trị giá 1,5 tỷ USD, và dự án khu đô thị mới 250 triệu USD tại Đà Nẵng. Trong số những dự án mới được cấp phép, đáng chú ý có nhà máy lọc dầu Vũng Rô 1,7 tỷ USD của British Virgin Islands tại Phú Yên, 2 dự án khu nghỉ mát cao cấp Laguna và Chân Mây của Singapore, mỗi dự án có số vốn 276 triệu USD tại Thừa Thiên - Huế. TP HCM cũng có hàng loạt dự án địa ốc lớn, như Yon Woon-Vạn Phúc 250 triệu USD, GS Nhà Bè 189 triệu USDODA – tiếp tục bứt phá
Kết thúc năm 2007, mức vốn ODA các nhà tài trợ cam kết dành cho VN trong năm 2008 đạt mức kỷ lục là 5,426 tỷ USD, tăng gần 1 tỷ USD so với năm 2007. Trong đó, tổng giá trị cam kết song phương đạt 2,626 tỷ USD với hai nhà tài trợ lớn tiếp tục là Nhật Bản với trên 1,1 tỷ USD và EU với 962,8 triệu USD. Tổng giá trị cam kết đa phương đạt 2,55 tỷ USD; trong đó Ngân hàng Phát triển châu á (ADB) dẫn đầu với 1,35 tỷ USD; tiếp đến là Ngân hàng Thế giới với trên 1,1 tỷ USD.
Năm trước, Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho VN 890 triệu USD thì năm nay đã lên tới trên 1 tỷ USD. ADB cũng tăng mức tài trợ thêm hơn 200 triệu USD so với mức 1,14 tỷ USD năm ngoái. Mức cam kết của các tổ chức phi Chính phủ năm nay đạt 250 triệu USD, cũng tăng đáng kể so với 180 triệu USD năm 2006.
Các nhà tài trợ đều đánh giá cao việc Chính phủ VN đưa ra những chương trình kế hoạch ứng phó sự tác động của biến đổi khí hậu và “đây sẽ là cơ sở để cộng đồng quốc tế có thể hỗ trợ cho VN trong lĩnh vực này”.
Nhập siêu vượt 10 tỷ USD
Kim ngạch XK năm 2007 được cải thiện hơn một phần do giá dầu thô tăng cao. Hiện nay XK của các DN FDI (tính cả dầu thô) đang chiếm 57-58% kim ngạch XK của cả nước. Tính chung trong năm 2007, kim ngạch XK đạt khoảng 47 tỷ USD, tăng 8% so với 2006. Nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh, tập trung chính vào các loại máy móc và phụ tùng. Riêng ôtô nguyên chiếc số lượng đã lên tới trên 23.000 chiếc, tăng gần 100% so với năm 2006. Ngoài ra các mặt hàng khác như thép, linh kiện điện tử nhập khẩu... cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Bức tranh NK mói trên đã khiến tổng chi phí cho NK lên tới gần xấp xỉ 60 tỷ USD, vượt so với giá trị XK tới trên 10 tỷ USD.
Đẩy mạnh cải cách hành chính
Việc đẩy nhanh tốc độ cải cách hành chính, tiến hành phương án một cửa trong cấp phép đầu tư, thành lập DN... cộng với việc gia nhập WTO đã giúp môi trường đầu tư ở VN trở nên hấp dẫn hơn. Nhiều tỉnh, TP đã tạo ra những bứt phá trong cải cách hành chính. Điển hình có thể thấy là Hà Tây, một tỉnh trong nhiều năm trước bị đánh giá là kém hấp dẫn thì năm qua đã có nhiều cải thiện và bứt phá trong xếp hạng về mức độ cạnh tranh.
Thành phố HCM cũng gặt hái rất nhiều thành công nhờ cải cách hành chính. Một trong những lý do tăng trưởng cao của TP HCM, theo các chuyên gia kinh tế, là nhờ lãnh đạo thành phố đã phải sửa, bỏ, điều chỉnh hơn 200 thủ tục hành chính cũng như văn bản pháp quy để chính sách và môi trường đầu tư thoáng hơn. Không chỉ làn sóng FDI nước ngoài ồ ạt chảy về thành phố, mà DN trong nước cũng ùn ùn rủ nhau thành lập để tận dụng cơ hội làm ăn. Năm 2007 khoảng 17.000 DN đã được thành lập mới ở TP Hồ Chí Minh, đứng đầu cả nước về số lượng. Tổng vốn đăng ký 130.000 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần vốn so với cùng kỳ năm trước, và tăng 13,3% số lượng DN mới. Dự báo có khả năng TP HCM năm tới sẽ đạt GDP khoảng 13,5%, trong khi UBND đề xuất HĐND duyệt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 13%. Thu nhập đầu người cũng chạm ngưỡng 2.500 USD.
Thiên tai, lạm phát và tăng giá
2007 được đánh giá là năm thiên tai khắc nghiệt với hàng loạt các trận bão lũ đổ bộ vào miền Trung, gây thiệt hại rất nặng nề. Lạm phát và tăng giá cũng gây những tác hại lớn đến kết quả tăng trưởng của kinh tế.
Theo (Quỹ tiền tệ quốc tế) IMF, phát triển kinh tế chỉ đạt được với điều kiện Chính phủ tiếp tục siết chặt chính sách tiền tệ, giảm lạm phát. Tỷ lệ lạm phát - sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền - hiện ở mức cao, đang gây khó khăn cho một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất của Đông Nam Á. Cũng theo IMF dự báo, năm 2007, lạm phát của VN sẽ ở mức 8% so với 6,6% cuối năm 2006, một con số chênh lệch quá lớn.
Trong khi đó, những bất cập của hạ tầng bất động sản, đó là việc thiếu minh bạch thông tin vẫn chưa thể khắc phục. Các chính sách về giáo dục đào tạo chưa hiệu quả khiến thị trường lao động luôn luôn mất cân đối và thiếu lao động ở tất cả các trình độ từ thấp đến cao. Những yếu tố trên sẽ tiếp tục cản trở sự phát triển kinh tế một cách bền vững và hiệu quả cho dù càng ngày kinh tế VN càng nhiều kỷ lục mới.
Dự kiến trong năm 2008, VN đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8,5-9%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20-22%, chỉ số CPI thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, và tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 42% GDP. Năm 2008 cơ bản thực hiện xong các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2006-2010, đến năm 2009 sẽ hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu này, trước một năm so với kế hoạch. Theo đó, đến năm 2008, thu nhập bình quân đầu người của VN sẽ đạt 960 USD, và lên mức 1.100 USD vào năm 2009, thay vì vào 2010 như kế hoạch. Mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2008 sẽ là 14,5-15 tỷ USD.