Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nông nghiệp Trung Quốc năm 2008
15 | 02 | 2008
Để bảo đảm cho ngành nông nghiệp phát triển ổn định, chính sách khuyến nông xây dựng nông thôn vững mạnh trong Hội nghị công tác nông thôn của Trung ương lần này, không chỉ có bước tiến về chiều sâu và chiều rộng, mà còn nhấn mạnh phải “coi trọng sản xuất các sản phẩm trong “Làn thức ăn”, bảo đảm các sản phẩm trong “Làn thức ăn” được sản xuất ổn định, giá cả và thị trường ổn định”.

Sau 30 năm cải cách mở cửa, tới nay Trung Quốc đã ban hành 9 văn kiện “số 1” của Trung ương liên quan đến vấn đề nông nghiệp, trong đó có 4 văn kiện số 1 đã liên tục ra đời trong 4 năm gần đầy. Trong văn kiện số 1 năm 2008 vấn đề “Tam nông” vẫn là chủ đề chính.

Nền tảng để phát triển nông nghiệp vững chắc, nông dân giàu nước mạnh, nông thôn ổn định xã hội an toàn. Để bảo đảm cho ngành nông nghiệp phát triển ổn định, lần này chính sách khuyến nông xây dựng nông thôn vững mạnh trong Hội nghị công tác nông thôn của Trung ương, không chỉ có bước tiến về chiều sâu và chiều rộng, mà còn nhấn mạnh phải “coi trọng sản xuất các sản phẩm trong “Làn thức ăn”, bảo đảm các sản phẩm trong “Làn thức ăn” được sản xuất ổn định, giá cả và thị trường ổn định”.

Tăng cường đầu tư nông nghiệp theo chiều rộng và chiều sâu:

Lần này hội nghị công tác nông nghiệp nông thôn cũng đề ra, phải kiên trì hoàn thiện các chế độ khuyến khích và bảo vệ của ngành nông nghiệp, đặc biệt phải tăng cường bảo vệ và nâng cao khả năng sản xuất tổng hợp và mật độ trợ cấp cho ngành nông nghiệp.

Năm 2007, nguồn tài chính trung ương dùng cho khuyến khích và hỗ trợ “Tam nông” là 431,8 tỷ nhân dân tệ (NDT) (tương đương 59,6 tỷ USD), tăng 22.8% so với cùng kỳ. Nhưng theo các chuyên gia trong ngành đưa ra, năm 2008 nguồn tài chính trung ương chi cho “Tam nông” vẫn tiếp tục tăng.

Hội nghị cũng chỉ ra, ngành nông nghiệp Trung Quốc đang tiếp tục hoàn thiện chế độ bảo đảm và trợ cấp nông nghiệp, đều không ngừng tăng mật độ khuyến khích đối với vùng sản xuất lương thực chính và mật độ trợ cấp trực tiếp cho nông dân. Năm nay biên độ đầu tư xây dựng cơ sở nông nghiệp cũng sẽ không ngừng tăng; lượng tiền do tăng thuế đất nông nghiệp sẽ được dùng cho “Tam nông”; các địa phương dự toán sắp xếp bảo vệ duy trì kinh phí xây dựng thành phố phải quyết định một phần kinh phí dùng cho quy hoạch, xây dựng và bảo vệ cơ sở hạ tầng nông thôn.

Nâng cao trợ cấp nông nghiệp không chỉ có lợi cho giải quyết vấn đề “Tam nông”, cải thiện dân sinh, cũng sẽ trở thành phương pháp điều tiết quan trọng trong việc chính phủ khống chế và xử lý lạm phát.

Trước mắt, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân chỉ rõ, năm 2008 sẽ sử dụng chính sách tài chính linh hoạt khống chế lạm phát, đối với phần chi phí vật tư nông nghiệp trong tổng chi phí sản xuất tăng quá nhanh, chính phủ sẽ tăng cường tiến hành điều tiết khống chế mật độ trợ cấp đầu tư, hình thành cơ chế hỗ trợ hoạt động tốt tăng hiệu quả nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Theo phân tích này của chuyên gia, nông nghiệp có thể là ngành thu được nhiều lợi ích nhất trong chính sách khống chế lạm phát.

“Đẩy mạnh mật độ đầu tư xây dựng hệ thống phòng trị dịch bệnh động vật” là điểm đáng chú ý trong hội thảo lần này. Trước đây bệnh cúm gia cầm, lợn tai xanh…đã gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành trồng trọt chăn nuôi ở Trung Quốc. Theo các Bộ, Uỷ ban như Uỷ ban phát triển cải cách, Bộ Tài chính…thống kê, dịch cúm gia cầm đã làm giảm 8 tỷ NDT (tương đương 1,1 tỷ USD), doanh nghiệp giảm 20 tỷ NDT doanh thu (tương đương 2,75 tỷ USD), giảm các trên 100 vạn vịêc làm; bệnh lợn tai xanh là nguyên nhân quan trọng dẫn tới giá cả thịt lợn tăng nhanh trong năm 2007. Đối với vấn đề này, hội nghị cũng đưa ra yêu cầu “chắc chắn thiết thực tăng cường phòng chống dịch bệnh động vật, tăng cường toàn diện công tác quản lý an toàn chất lượng hàng nông sản, ra sức cải thiện điều tiết khống chế thị trường hàng nông sản .”

Ra sức ổn định giá cả “Làn thức ăn”:

Hội nghị nông thôn trung ương lần này chỉ rõ, phải hết sức coi trọng việc sản xuất sản phẩm “Làn thức ăn”, bảo đảm sản xuất sản phẩm, giá cả và thị trường của “Làn thức ăn” ổn định”.

Vì vậy cần phải dốc sức thúc đẩy sản xuất hàng nông sản, bảo đảm chắc chắn các hàng nông sản chủ yếu không bị tiêu thụ chậm hoặc ngừng tiêu thụ, phấn đấu thực hiện giá cả các sản phẩm nông sản không bị thiếu và ngừng tiêu thụ, cố gắng thực hiện giá cả các mặt hàng chủ yếu trên thị trường không tăng hoặc giảm quá nhanh.

Ngành trồng trọt chăn nuôi, ngoài phòng chống dịch bệnh động vật, nhà nước còn đưa ra càng nhiều hỗ trợ khuyến khích quy mô trồng trọt chăn nuôi các giống gia súc gia cầm mới như nuôi lợn…

Ngày 20 tháng 12 năm 2007 trong “Thông báo về ổn định thị trường cung cấp thịt lợn do Văn phòng quốc vụ viện đưa ra ” cũng thể hiện rõ, kể từ ngày 1/7/2007 đến ngày 30/6/2009, trên cơ sở trợ cấp 50 nhân dân tệ (tương đương 110.00) cho giống lợn cái đối với các hộ hay các nông trường trồng trọt chăn nuôi trợ cấp nhân giống lợn cái, tăng lên 100 NDT (khoảng 220,000 VNĐ) cho mỗi con; Năm 2008 ngân sách trung ương tiếp tục bố trí 25 tỷ NDT tiền vốn, khuyến khích hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho hàng loạt các nông trường trồng trọt chăn nuôi tiêu chuẩn hoá (theo quy mô nhỏ), đặc biệt là thiết kế xây dựng khu xử lý phân bón nước thải.

Còn về lĩnh vực giá cả lương thực, từ năm 2007 đến nay, giá vật tư sản xuất nông nghiệp tăng nhanh chóng, chủ yếu là do giá phân bón tăng, giá dầu diezel dùng cho nông nghiệp tăng trên 10%, chịu ảnh hưởng của việc giá nguyên liệu sản xuất nông nghiệp tăng, mặc dù ngành sản xuất lương thực của Trung Quốc trong 4 năm gần đây đều bội thu, nhưng năm 2007 sau khi ra đời thị trường lương thực kỳ hạn, giá cả không những không giảm mà có chiều hướng tăng với biên độ lớn. Trước quý 3 năm 2007, giá mua lương thực của dân cư thành thị nông thôn tăng 10.6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá lương thực tăng 6.3%.

Đối với việc tăng giá lương thực, trong những năm gần đây nhà nước tiếp tục tăng cường cơ chế khuyến khích đầu tư đối với các khu sản xuất lương thực chủ yếu, tăng trợ cấp đối với nguyên liệu sản xuất. Những ngày gần đây Bộ Tài chính và Tổng cục thuế quốc gia đã hợp tác thực hiện xoá bỏ hoàn thuế xuất khẩu đối với lúa mỳ, ngô, gạo, đậu … và các chế phẩm bột, tổng cộng liên quan đến 84 dòng? nguyên tắc thuế. Trước đây, hoàn thuế xuất khẩu với một phần lương thực hoặc các sản phẩm gia công lương thực dùng làm nguyên liệu là 13%. Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định loại bỏ một phần hoàn thuế xuất nhập khẩu đối với luơng thực nguyên liệu và sản phẩm biến từ bột, như vậy có thể thông qua tác dụng đòn bẩy của việc thu thuế, dẫn đến cân bằng nhu cầu cung cầu lương thực trong nước, đồng thời cũng có thể đạt được tác dụng đòn bẩy vật giá.”

Hỗ trợ khuyến khích sản nghiệp hoá và đặc sắc hoá nông nghiệp:

Ngoài đẩy mạnh sản xuất lương thực, lần này hội nghị công tác nông thôn trung ương còn chỉ ra, phải “hướng dẫn chỉ đạo các nhóm chủ thể thị trường tham gia và kinh doanh sản nghiệp hoá (ngành nghề) nông nghiệp kiện toàn hệ thống thị trường nông thôn và chủ thể lưu thông đào tạo giáo dục nông thôn”, mặt khác phải “ra sức tìm ra biện pháp tăng thu nhập giảm sức lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp, khai thác cơ hội tạo việc làm phi nông nghiệp để tăng thu nhập”.

Trước đó, văn kiện số 1 năm 2007 của Trung Quốc

3+nhà nước đã chỉ ra, sẽ “hỗ trợ khuyến khích phát triển sản nghiệp hoá nông nghiệp các doanh nghiệp đầu rồng” và “ra sức phát triển đặc sắc nông nghiệp”. Năm 2007, ngân sách trung ương đã bố trí khai thác tổng hợp dự án sản nghiệp hoá nông nghiệp là 3,88 tỷ NDT (8788,2 tỷ VNĐ), khuyến khích hỗ trợ 1458 dự án kinh doanh sản nghiệp hoá, xây dựng 338,9 nghìn mẫu đất trồng trọt nông nghiệp như kinh doanh rừng, hoa cây cảnh, thuốc…, phát triển 712 nghìn mẫu chăn nuôi thuỷ sản.

Ra sức phát triển đặc sắc nông nghiệp, bởi vì ngành nông nghiệp không chỉ có chức năng bảo đảm thực phẩm mà còn bảo vệ môi trường, du lịch nghỉ dưỡng, di truyền kế thừa văn hoá…Nhưng các vùng nông nghiệp của Trung Quốc do nguồn tài nguyên tự nhiên khác nhau, có nhiều lợi thế nổi bật, cũng có thể bảo đảm cho phát triển mạnh và mở rộng đặc sắc nông nghiệp.

Văn kiện số 1 năm 2007 cũng chỉ ra, phải dựa theo tình hình của từng địa phương phát triển các loại sản phẩm vật chất, phi vật chất và các sản nghiệp, đặc biệt cần chú trọng phát triển nghệ thuật làm vườn, ngành trồng trọt trồng các giống đặc chủng, ngành du lịch nông thôn thay đổi mà đặc sắc, kỳ lạ mà mới, đẹp mà tinh tế. Thông qua các biện pháp chỉ đạo quy hoạch, chính sách khuyến khích, làm thí điểm ..., khuyến khích phát triển “Nhất thôn nhất phẩm (Mỗi làng một sản phẩm)”. Nhanh chóng đào tạo một hệ thống thôn chuyên nghiệp thị trấn chuyên nghiệp nổi bật đặc sắc, loại hình đa dạng, có sức cạnh tranh lớn.

Nhanh chóng thắt chặt việc xây dựng ngân sách nông nghiệp:

Năm 2008, hệ thống tài chính của dịch vụ nông nghiệp, thị trường kỳ hạn sẽ phát huy tác dụng hỗ trợ lớn hơn. Việc nguồn tài chính cung cấp không đủ cho ngành nông nghiệp là vấn đề khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của ngành này và khả năng tăng thu nhập cho nông dân. Thủ tướng? Ôn Gia Bảo đã chỉ ra, phải thúc đẩy xây dựng tổ chức tài chính nông thôn, hạ thấp giới hạn tham gia vào thị trường, tích cực đào tạo nhiều loại hình tổ chức cho vay vốn nhỏ; đồng thời, tích cực phát triển bảo hiểm nông nghiệp.

Văn kiện số 1 năm 2007 cũng chỉ ra. phải nhanh chóng chế định phương án cải cách tổng thể tài chính nông nghiệp, nỗ lực hình thành tài chính thương mại, tài chính hợp tác, tài chính chính sách và hỗ trợ tổ chức cho vay nhỏ làm bổ sung, hệ thống tài chính nông thôn trang bị đầy đủ chức năng, thăm dò xây dựng nhiều hình thức cơ chế đảm bảo, hướng dẫn các cơ quan tài chính tăng đầu tư cho vay đối với “Tam nông”.

Các địa phương trong toàn quốc đang tích cực tìm tòi sáng tạo hình thức tổ chức tài chính phù hợp với mô hình phát triển mới của địa phương, như ở tỉnh Cát Lâm đã xuất hiện mô hình “Hợp tác xã hỗ trợ vốn nông thôn” có thể giúp cho nông dân vay vốn được tiện lợi.

Bảo hiểm nông nghiệp, năm 2007 đã đạt được bước đột phá lịch sử. Ngày càng nhiều địa phương tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm thương nghiệp, bảo hiểm chính sách nông nghiệp, căn cứ theo số liệu của bảo hiểm nhân thọ, đầu tháng 9 năm 2007 bắt đầu thực hiện thu nhập phí bảo hiểm nông nghịêp, tăng 5 lần so với thu nhập phí bảo hiểm nông nghiệp năm 2006, và đã vượt qua quy mô phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nông nghiệp trên toàn quốc, ngoài ra còn có các hình thức bảo hiểm nông nghiệp khác vẫn đang trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu.

Ngoài ra, xây dựng thị trường kỳ hạn ở nông thôn cũng đang nhanh chóng phát triển, nông dân ngày càng thu được nhiều lợi ích hơn từ thị trường giao hàng kỳ hạn. Dầu cọ giao hàng kỳ hạn ngày 20 tháng 10 có mặt trên thị trường giao dịch thương phẩm tại Đại Liên, từ đây giao dịch trên thị trường giao hàng kỳ hạn đã bước vào thị trường được 12 tháng. Theo tổng giám đốc Sở Đại thương Lưu Hưng Cường giới thiệu, năm 2008, trong thời gian sớm nhất sẽ cố gắng lần đầu tiên đưa mặt hàng gia súc gia cầm vào thị trường kỳ hạn --- giao hàng kỳ hạn thịt lợn tươi sống, điều này sẽ có tác dụng quan trọng đối với việc không chế biến động giá cả thịt lợn trên thị trường như hiện nay.

Liên hệ với người biên dịch và đăng tin:
Dương Thuỳ Linh - Email: duongthuylinh@agro.gov.vn

Xem thông tin gốc tại đây:
http://www.chinasecurities.xinhua.org/xwzx/05/200801/t20080123_1353621.htm



Biên dịch: Dương Thuỳ Linh (Agroinfo)
Báo cáo phân tích thị trường