Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường hạt tiêu kỳ hạn Ấn Độ tuần đến ngày 24/2
27 | 02 | 2008
Cung hạt tiêu giới hạn và xu hướng giá đi lên của hạt tiêu Việt Nam và các nước khác khiến thị trường hạt tiêu kỳ hạn Ấn Độ tăng giá trong suốt tuần qua.

Trên sàn giao dịch NCDEX, tất cả các hợp đồng đều tăng giá từ 965 – 1.141 rupi/tạ trong khi tại sàn NMCE mức tăng từ 732 – 1.000 rupi/tạ.

Tuy nhiên, lượng giao dịch trên các sàn giao dịch kỳ hạn lại giảm đi, tại sàn NCDEX tổng giao dịch giảm 13.235 tấn xuống còn 69.133 tấn, còn trên sàn NMCE tổng giao dịch giảm 1.150 tấn xuống còn 7.150 tấn.

Lượng hợp đồng cần thanh toán đã tăng 1.532 tấn lên 21.491 tấn. Trong tuần qua đã có 1.034 tấn hợp đồng hạt tiêu kỳ hạn tháng 2/08 được thanh toán, trong khi đó hợp đồng kỳ hạn tháng 3/08 cần thanh toán cũng đã giảm xuống 1.895 tấn.

Giá tiêu giao ngay tuần qua tăng giá mạnh với mức tăng đạt tới 600 rupi/tạ với tiêu chưa phân loại và tiêu MG1, giá mỗi loại tương ứng là 13.900 rupi/tạ và 14.500 rupi/tạ.

Tình trạng thiếu hụt cung vẫn tiếp diễn trên thị trường nhất là khi vụ thu hoạch tiêu tại Ấn Độ năm 2008 được dự báo sẽ giảm đi 20% so với niên vụ trước, 30% lượng hạt tiêu đã được thu hoạch tại Việt Nâm cũng chưa làm xoa dịu được tình trạng này. Hiện nay giá tiêu Asta đã tăng lên trên 4.000 USD/tấn (fob), còn tiêu Ấn Độ xuất khẩu được chào bán quanh mức 3.900 USD/tấn (c&f).

Các nhà nhập khẩu vấn đang chờ đợi giá xuống thấp hơn khi lượng cung được cải thiện nhờ vụ thu hoạch mới tại Việt Nam.

Theo báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu thế giới (IPC), thị trường hạt tiêu đen khá ổn định trong suốt tuần qua. Tại Việt Nam, diễn biến giá rất khả quan, giá hạt tiêu tại TP HCM tăng mạnh vào hai ngày cuối tuần và tăng bình quân 4% so vớ tuần trước. Giá xuất khẩu tiêu 500 GL đạt 3.450 USD/tấn (fob) và tiêu 550 GL đạt 3.650 USD/tấn (fob). Còn tại Ấn Độ, giá tăng chậm hơn cùng với giao dịch tẻ nhạt được biểu hiện bởi lượng mua bán giảm. Tại Sarawak, giá tiêu nội địa tăng 2% nhưng giá xuất khẩu vẫn giữ nguyên ở mức 3.850 USD/tấn (fob). Tại Châu Âu, giá nhập khẩu hạt tiêu đen từ Sarawak đã tăng lên 3%.

Thị trường hạt tiêu trắng tiếp tục im ắng. Tại Bangka và Sarawak, giá tiêu trắng nội địa không thay đổi, nhưng tính theo đồng đôla Mỹ thì giá đã tăng lên 1%, nguyên nhân do sự suy yếy của đồng đôla Mỹ so với tiền nội địa. Tại thị trường Châu âu, giá tiêu trắng nhập qua Muntok đã tăng lên 5%.

Theo Sở giao dịch hạt tiêu Brazil, các nhà xuất khẩu đã ngừng việc xuất hạt tiêu với mức giá cũ mà tăng lên 3.700 USD/tấn (fob) với tiêu Asta và 3.550 USD/tấn với tiêu B2 500 GL.



Nguồn: agroviet.gov.vn
Báo cáo phân tích thị trường