III. Một số kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Thành Tây Ngay từ khi chuẩn bị thành lập, các cán bộ khoa học của Trường đã đề xướng chương trình nghiên cứu về cây Jatropha và nhiên liệu sinh học, vừa để phục vụ yêu cầu giáo dục đào tạo của nhà trường, vừa góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
Sau khi được thành lập, Trường đã xây dựng đề tài cấp nhà nước để nghiên cứu toàn diện về cây Jatropha, được Bộ KHCN và Bộ NN-PTNT tạo điều kiện giúp đỡ.
Trường đã xây dựng được 1 ha vườn giống, với các giống tốt nhất từ nước ngoài và thu gom các dòng thực liệu từ các vùng trong nước. Trường đã hợp tác với công ty Minh Sơn và Núi Đầu, trồng 150 ha Jatropha, trong đó có 30 ha ở Sơn La, 120 ha ở Lạng Sơn.
Trải qua một thời gian thực nghiệm ban đầu rút ra 1 số nhận xét sau:
- Cây Jatropha đang là cây bản địa của Việt Nam (trong đó có 1 số giống tốt nhập nội) sinh trưởng phát triển tốt ở các vùng đồi núi của Việt Nam, sống được ở đất xấu, độ dốc cao (Sơn La, Lạng Sơn), chịu được rét hại mùa đông (xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn).
- Giống Jatropha Ưu tuyển số 2 của Trung Quốc, năm đầu đạt năng suất 300 kg hạt/ha, 1 dòng có xuất xứ từ Nghệ An cho năng suất 2,3 kg/cây (tương đương 6,9 tấn /ha), có hàm lượng dầu cao, hàm lượng dinh dưỡng trong bã khô dầu cao hơn giống Trung Quốc. Kết quả phân tích hạt Jatropha của 2 giống này như sau:
Kết quả phân tích hạt Jatropha của giống TTJ của Việt Nam và giống Ưu tuyển số 2 của Trung Quốc Cơ quan phân tích: Viện Công nghiệp Thực phẩm (Hà Nội), 2008. - Ngoài ra, còn có một số giống nhập từ Indonexia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia, trong đó có giống phát triển sớm, sau trồng 3 tháng đã ra hoa, rất có triển vọng.
Hiện nay Trường đang hợp tác với 1 số tập đoàn nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật, Malaixia…) để nghiên cứu và đầu tư sản xuất Jatropha và nhiên liệu sinh học ở Việt Nam.
IV. Triển vọng sản xuất Jatropha ở Việt Nam `Loài người đang đứng trước những nguy cơ ngày càng trầm trọng hơn về an ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh môi trường. Các nước đang dồn sức tìm kiếm nguồn năng lượng mới, trong đó có năng lượng tái tạo để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ môi trường trước sức ép nhu cầu năng lượng thế giới tăng khoảng 2%/năm, mà nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt và là thủ phạm tạo ra nguồn khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các nước trên thế giới đi theo hai hướng phát triển nhiên liệu sinh học: ethanol nhiên liệu, được sản xuất chủ yếu từ ngô (Mỹ), mía đường (Brasil), sắn (Thái Lan)…, còn diesel sinh học sản xuất từ cải dầu, hướng dương (Châu Âu), cọ dầu (Đông Nam Á), dầu mỡ phế thải, Jatropha, tảo..v.v..
Nước ta đang nghiên cứu sản xuất Jatropha để sản xuất diesel sinh học. Jatropha đã có mặt ở Việt Nam từ vài trăm năm nay, đang được nghiên cứu để sử dụng làm cây nhiên liệu sinh học. Trong bối cảnh nước ta đã là thành viên của WTO, ngành nhiên liệu sinh học của Việt Nam phải phát triển thành một ngành kỹ nghệ sản xuất hàng hóa lớn theo hướng tập trung chuyên canh, thâm canh, có đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Vì vậy phải nghiên cứu đầy đủ để xác lập được căn cứ khoa học để phát triển lâu dài, không thể hành xử theo kiểu tự phát, ngẫu hứng.
1. Đánh giá chung về cây Jatropha Ưu thế đặc biệt nổi trội của cây Jatropha hơn hẳn các cây trồng khác, khi được lựa chọn làm cây lâm nghiệp sản xuất hàng hóa lớn:
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm là diesel sinh học từ Jatropha được coi như là vô hạn. Nhà khoa học Đức Klause Becker còn cho rằng “Jatropha là cây trồng đầu tiên mà người dân làm ra không sợ không có đầu ra”. Đó là ưu thế nổi trội hàng đầu của sản xuất Jatropha khi cây này có vị thế là cây sản xuất hàng hóa lớn.
- Là một cây lâu năm, nhưng ngay trong năm trồng đầu tiên đã thu hoạch được sản phẩm là hạt, trong khi cây lâu năm khác dù là cây nông nghiệp hay cây lâm nghiệp đều cần 5-7 năm mới thu được sản phẩm.
- Jatropha là cây có phổ thích nghi rộng, có sức chống chịu cao, mọc được ở mọi vùng đồi núi, dễ trồng, dễ sống, chịu hạn, chịu đất xấu, ít sâu bệnh, không bị gia súc xâm hại, dễ bảo quản, kỹ thuật rất đơn giản, dễ làm, bỏ vốn rất ít, rất phù hợp những vùng đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, lại là các địa bàn cộng đồng các dân tộc thiểu số, dân trí chưa phát triển. Tính ưu trội này đã giúp cho Jatropha rất dễ được đồng bào miền núi chấp nhận, được coi là một cơ hội xóa đói giảm nghèo cho hàng chục triệu đồng bào miền núi.
Trải qua 15 năm nghiên cứu về dầu thực vật và diesel sinh học, Lý Xương Châu các nhà khoa học Trung Quốc đã có đánh giá chung về giá trị của các cây nguyên liệu làm dầu diesel sinh học như sau:
Đánh giá về các cây nguyên liệu sản xuất dầu diesel sinh học
Nguồn: Lý Xương Châu và các cộng sự, Dầu diesel sinh học - năng lượng xanh (2005). Ghi chú: X1: Giá thành kinh tế (điểm càng cao, giá thành càng thấp)
X2: Công năng sinh thái
X3: Công năng xã hội
Đánh giá tổng hợp: Tổng số các đại lượng X1 + X2 + X3
Tuy nhiên, cây Jatropha từ cây hoang dại, bán hoang dại chuyển thành cây lâm nghiệp hàng hóa, được coi là một phát hiện mới của khoa học, trải qua thời gian nghiên cứu chưa đầy 20 năm, cũng có thể coi là một cây công nghiệp trẻ nhất trong lịch sử loài người, vì vậy cho đến nay tuy là loại cây được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng chưa có một hình mẫu nào sản xuất tập trung, chuyên canh, được đánh giá đầy đủ về năng suất, hiệu quả. Vì vậy, việc khẳng định ngay mục tiêu về quy mô phát triển của cây này là chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn, phải vừa làm, vừa nghiên cứu để có quyết định phát triển đúng đắn, để vừa không bỏ lỡ thời cơ, vừa không quá mạo hiểm gây nên thiệt hại không đáng có.
!!
2. Khả năng sản xuất Jatropha ở Việt NamỞ các vùng núi nước ta, hầu hết các tỉnh đều có thể trồng được cây Jatropha.
Khí hậu các vùng trồng Jatropha ở Việt Nam Đối chiếu với yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây Jatropha, các yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng ở các tỉnh miền núi của nước ta đều nằm gọn trong ngưỡng yêu cầu của cây này.
Sau khi khẳng định được các vùng miền núi Việt nam đã có thể trồng được Jatropha thì vấn đề còn lại là các yếu tố về quỹ đất chưa sử và khả năng cạnh tranh của Jatropha so với các cây trồng khác trong điều kiện tương tự cũng như sức cạnh tranh về chất lượng và giá Jatropha được sản xuất ở các nước khác.
Đánh giá khả năng sản xuất Jatropha tại các vùng ở Việt Nam
Từ các lý do trên, ở các vùng đồi núi Việt Nam, chỉ có 3 vùng có khả năng sản xuất Jatropha quy mô lớn là vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ vừa có điều kiện khí hậu phù hợp, lại có quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, đất dốc, trồng được Jatropha có thu nhập cao hơn, có khả năng cạnh tranh với cây công nghiệp, cây ăn quả và các cây lâm nghiệp khác.
Còn các vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, tuy điều kiện khí hậu rất phù hợp, nhưng quỹ đất chưa sử dụng không nhiều, là vùng đất tốt, đất ít dốc cần giành ưu tiên để phát triển cây công nghiệp cho thu nhập cao như cao su, cà phê, chè (chất lượng cao), tiêu, điều, cây ăn quả và một số cây đặc sản khác, không nên sản xuất Jatropha (trừ khi Jatropha có giống năng suất, hàm lượng dầu cực cao, giá dầu thế giới gia tăng đột biến).
3. Lộ trình phát triển cây Jatropha ở Việt Nam Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đang mong muốn đầu tư lớn để phát triển Jatropha và sản xuất diesel sinh học ở nước ta, Nhà nước cần khuyến khích, nhưng nói chung nên chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ 2007-2010: Trồng khảo nghiệm trên quy mô cần thiết ở các tỉnh có điều kiện, kết hợp nghiên cứu khoa học toàn diện về cây này, đồng thời rút kinh nghiệm của các nước đã trồng trên diện tích rộng, nhất là nước có điều kiện tương tự như nước ta( Trung Quốc, Thailan, Mianma…) để đánh giá toàn diện về cây này, từ đó rút ra kinh nghiệm để đề ra mục tiêu giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2: Sau 2010, sẽ dựa vào tổng kết kinh nghiệm giai đoạn 1 để đề xuất chủ trương, chính sách phát triển. Nếu khẳng định được hiệu quả thì sẽ phát triển lớn.
Trong điều kiện nước ta, nên phát triển Jatropha theo hai hướng, một là sản xuất theo hướng sinh thái, chủ yếu để bảo vệ môi trường như trồng ở vùng sa mạc hóa, vùng rừng phòng hộ đầu nguồn, đất bãi thải khoáng sản để phục hồi sinh thái và trồng làm đường băng cản lửa để bảo vệ rừng và trồng làm dải cây xanh ven đường bộ, đường xe lửa, do dân trồng, dân hưởng lợi, hai là sản xuất hàng hóa lớn chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận kinh tế, cũng phải dựa vào dân trồng, còn các doanh nghiệp (trong nước và ngoài nước) đầu tư xây dựng công nghiệp chế biến dầu và các sản phẩm khác thông qua hợp đồng dài hạn giữa doanh nghiệp và hộ nông dân để xây dựng ngành kỹ nghệ diesel sinh học hiện đại, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, tạo ra hiệu ứng tổng hợp về kinh tế xã hội và môi trường với chuỗi giá trị mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và chấn hưng nền kinh tế miền núi.
Liên hệ với người đăng tin này:
Phạm Văn Hanh - phamvanhanh@agro.gov.vn