Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường hạt tiêu kỳ hạn Ấn Độ tuần đến ngày 30/3
02 | 04 | 2008
Không khí ảm đạm vẫn bao trùm thị trường hạt tiêu kỳ hạn tại Ấn Độ khi các hợp đồng tiếp tục giảm giá trong suốt tuần qua. Những cơn mưa trái mùa diễn ra trong 10 ngày qua và lượng cung eo hẹp là nhân tố chính ảnh hưởng đến thị trường.
Trên sàn giao dịch NCDEX, giá đóng cửa tất cả các hợp đồng đều giảm từ 550 – 644 rupi/tạ trong khi tại sàn NMCE mức giảm là 567 – 650 rupi/tạ.

Khối lượng giao dịch đã tăng lên so với tuần trước, tại sàn NCDEX lượng hạt tiêu được giao dịch tăng 1.124 tấn lên 18.534 tấn, còn sàn NMCE tăng 872 lên 6.458 tấn.

Theo đà giảm giá của thị trường kỳ hạn, giá tiêu giao ngay cũng giảm đi 200 rupi với cả tiêu chưa phân loại và tiêu MG1, còn đạt 14.100 rupi/tạ và 14.700 rupi/tạ tương ứng với mỗi loại.

Kho hàng cung cấp cho sàn giao dịch hạt tiêu đang thiếu hụt và đạt khoảng 5.500 tấn. Như vậy ước tính có đến 60% lượng thu hoạch vụ hạt tiêu vừa qua vẫn nằm trong tay người sản xuất. Cung thanh toán ít ỏi khiến giá tiêu tăng cao so với trước đây, đồng thời khuyến khích các thương nhân đẩy mạnh thanh lý các hợp đồng đang nắm giữ trước khi kết thúc năm tài chính.

Giá tiêu Asta của Việt Nam, mặc dù vụ thu hoạch mới đã hoàn thành 80 – 85%, vẫn không có dấu hiệu giảm, tuy nhiên tiêu loại 500 GL và 550 GL đã giảm nhẹ xuống còn lần lượt 3.600 – 3.650 USD/tấn và 3.800 – 3.850 USD/tấn (fob).

Nhu cầu tiêu thụ nội địa mạnh đã giữ giá hạt tiêu Inđônêsia ở mức cao. Giá tiêu Brazil phản ứng chậm chạp với những biến động của thị trường thế giới, hiện giá tiêu xuất khẩu của nước này vẫn đứng ở mức 4.100 – 4.200 USD/tấn (c&f).

Những người mua vẫn trong trạng thái chờ đợi giá xuống khiến diễn biến thị trường khá ảm đạm.

Theo báo cáo hàng tuần của Hiệp hội hồ tiêu thế giới (IPC), thị trường tiêu đen im ắng với giao dịch khá hạn chế. Tại Việt Nam, giá tiêu đang giảm xuống khi vụ thu hoạch bước vào thời điểm cây hạt tiêu cho thu hoạch lớn nhất. Giá tiền đồng của Việt Nam tăng lên so với đôla Mỹ cũng tác động không nhỏ đến xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam.

Tại Lampung, giá tiêu nội địa và tiêu xuất cảng đều giảm nhẹ, hiện tiêu xuất qua Lampung được chào bán ở mức 3.850 USD/tấn (fob) so với mức 4.000 USD/tấn trước đó. Tuy nhiên giá tiêu tại đây khó có thể giảm thêm do người bán không chấp nhận cung cấp hàng với mức giá thấp hơn.

Giá tiêu nội địa tại Sarawak cũng giảm xuống khoảng 3%, trong khi giá tiêu xuất khẩu không thay đổi.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu đen trung bình tại vùng sản xuất tăng khoảng 2% so với cuối tuần trước.



Nguồn: agroviet.gov.vn
Báo cáo phân tích thị trường