Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Bản tin
Thư viện
Kỹ thuật tưới hợp lý cho cà phê
07 | 04 | 2008
Việc sản xuất cà phê ở Tây Nguyên đang đối mặt với nhiều khó khăn như sự biến động của giá cả, vật tư, nhiên liệu tăng cao, sâu bệnh hại và đặc biệt nghiêm trọng nhất vẫn là vấn đề nước tưới vào mùa khô hạn.
Theo các nhà khoa học, do đặc điểm sinh học của cây cà phê, phần lớn lượng rễ tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt, chỉ sâu vào lòng đất từ 0 đến 30 cm, độ trùm của rễ biến động từ 0 đến 50 cm, nên có nhu cầu nước cao, chi phí tưới nước cho cà phê khá tốn kém, chiếm từ 25 đến 30% tổng chi phí. Hàng năm, ở khu vực Tây Nguyên, cứ đến mùa khô là các hệ thống dự trữ nước của các địa phương đều khô cạn, mạch nước ngầm ngày càng cạn kiệt. Mặc dù biện pháp tưới nước có tính quyết định đến năng suất, nhưng hầu hết bà con nông dân các dân tộc trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên chỉ tưới nước theo kinh nghiệm, với hai hình thức tưới: tưới phun mưa hoặc tưới gốc đều sử dụng một lượng nước tưới rất cao, vượt từ 300 đến 400 lít nước cho một gốc/lần tưới so với yêu cầu của cây cà phê. Điều này, không những gây lãng phí nước, nguồn tài nguyên quý của Tây Nguyên mà còn làm suy giảm độ phì nhiêu của đất do nhiều chất dinh dưỡng trong đất bị mang đi theo cùng với lượng nước dư thừa thấm xuống các tầng đất sâu hơn phạm vi hoạt động bộ rễ của cây cà phê. Viện Khoa học kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên khuyến nghị đến các công ty, nông trường và nông dân các dân tộc trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên về tiến bộ kỹ thuật tưới nước và lượng nước hợp lý cho cây cà phê vối để mang lại hiệu quả kinh tế cao: Là xác định đúng thời điểm tưới nước lần đầu của vụ tưới (tưới đầu vụ) là rất quan trọng, tưới quá muộn (bắt đầu quá giới hạn chịu ẩm cho phép 25 đến 26%) làm cho cây cà phê khó phục hồi trạng thái khô héo để phát triển bình thường, thậm chí không phục hồi được. Các nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên hợp tác với trường Đại học Leuven (Bỉ) cho thấy, có thể tưới nước tiết kiệm hơn mà vẫn bảo đảm năng suất, thậm chí còn đạt cao hơn. Ngay tại một số mô hình tưới nước trên diện tích cà phê trồng mới, với các dòng vô tính chọn lọc, năm đầu trồng mới chỉ cần tưới với lượng nước 120 lít/gốc/lần tưới, chu kỳ 20 đến 22 ngày và hai năm tiếp theo cũng chỉ cần tưới với lượng 240 lít/gốc/lần, chu kỳ 20 đến 22 ngày là đủ để cây phát triển bình thường trong mùa khô hạn. Khi diện tích cà phê đã đưa vào kinh doanh ổn định, sau thu hoạch triển khai tưới với lượng nước cần tưới là 500 đến 600 lít/gốc/lần tưới, chu kỳ tưới 25 đến 30 ngày vẫn giúp cho cây cà phê phát triển tốt, đạt năng suất vụ sau từ 3 tấn đến 4 tấn cà phê nhân/ha trở lên (mỗi mùa khô, nhu cầu tưới nước cho cây cà phê 3 lần). Các mô hình tưới nước theo kỹ thuật mới này đã và đang áp dụng rộng rãi ở một số địa phương trọng điểm trồng cà phê vối của tỉnh Đắc Lắc. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng đang mùa khô, mùa tưới cho cây cà phê, người trồng cà phê nên áp dụng phương pháp tưới trên nhằm vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên nước, vừa đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn: agroviet.gov.vn
Các Tin Khác
Bùng nổ cà phê trồng mới
04 | 04 | 2008
Thị trường cà phê thế giới ngày 01/4: Giá hồi phục
04 | 04 | 2008
Tây Nguyên: Giá cà phê tiếp tục “rơi” mạnh
03 | 04 | 2008
Giá cà phê tuột dốc
03 | 04 | 2008
Tháng 3/08: Braxin xuất khẩu 1.718.161 bao cà phê
03 | 04 | 2008
Indonesia sẽ trở thành nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới vào năm 2025
03 | 04 | 2008
Thị trường cà phê: Khó dự báo...
03 | 04 | 2008
Giá cà phê thế giới giảm mạnh
02 | 04 | 2008
Giá cà phê tăng mạnh: Càng khuyên ngăn, trồng càng nhiều
02 | 04 | 2008
Đắc Lắc: Làm giàu nhờ nông trường cà phê
02 | 04 | 2008
Tin Liên Quan
Kỹ thuật tưới hợp lý cho cà phê
4/7/2008 12:00:00 AM
Lâm Đồng xây dựng thành công mô hình phát triển cà phê bền vững
2/25/2008 12:00:00 AM
Cần nhân rộng kỹ thuật tưới nước hợp lý cho cà phê vối ở Tây Nguyên
1/30/2008 12:00:00 AM
Xây dựng thương hiệu bằng quy trình sản xuất cà phê sạch
8/12/2009 12:00:00 AM
Gia Lai: Sản xuất cà phê theo hướng bền vững
11/27/2017 12:00:00 AM
Đắc Lắc: Định hướng SX cà phê theo tiêu chí của thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột”
9/15/2008 12:00:00 AM
Xuất khẩu cà phê Đắc Lắc: Lượng tăng, chất giảm
2/23/2010 12:00:00 AM
Đoạn kết buồn của dự án cà phê chè
11/17/2008 12:00:00 AM
Ðể cà-phê Ðác Lắc vươn xa
1/10/2008 12:00:00 AM
Ðể cà-phê Ðắc Lắc vươn xa
1/10/2008 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Phân bón
Thủy sản
Cao su
Sắn
Điều
Sữa
Gỗ
Thịt & thực phẩm
Hồ tiêu
Thức ăn CN
Lúa gạo
Thuốc trừ sâu
Mía đường
Thương mại
Cà phê
Nông thôn
Nông nghiệp
Đặt mua báo cáo
012.88.256.256
Chọn báo cáo
Huỷ
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
×
Tên báo cáo
Báo cáo thường niên Ngành Thủy sản năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2017 và triển vọng năm 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng phân bón Việt Nam 2009 và triển vọng 2010
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018