Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Bản tin
Thư viện
Nông dân náo loạn vì hết hạn thu mua mía
28 | 04 | 2008
Sau khi Lao Động số 92 ra ngày 24.4 đưa tin "Thanh Hoá: Tồn đọng hàng nghìn tấn mía", ngày 24.4, toà soạn đã cử PV về các xã Thạch Cẩm, Thạch Quảng, Thạch Tượng, huyện Thạch Thành tìm hiểu sự việc.
Phóng viên đã chứng kiến hàng trăm tấn mía phơi mưa, nắng nhiều ngày bị héo quắt như củi ngô do không có phương tiện vận chuyển. Bà con nông dân tỏ ra rất bức xúc, còn doanh nghiệp lúc này mới cuống cuồng tăng cường xe tải chở mía về công ty.Hàng trăm tấn mía bị héo quắt ở xã Thạch Cẩm đến ngày 24.4 mới được Cty MĐ VN-ĐL thu mua.
Nông dân khốn đốn
Theo kế hoạch đến hết ngày 20.4, Cty TNHH mía đường VN-Đài Loan (MĐ VN-ĐL) sẽ kết thúc vụ ép. Do vậy chính quyền các xã Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thạch Tượng cực chẳng đã phải thông báo gấp cho toàn dân hạ hết số mía đứng xuống để buộc Cty này phải có trách nhiệm vận chuyển và thu mua cho nông dân. Nhưng thực tế ở xã Thạch Quảng, Thạch Cẩm có hàng trăm tấn mía nông dân thu hoạch cách đây hơn 20 ngày mà nhà máy vẫn chưa cho xe về vận chuyển còn đang đắp ở trên nương, rẫy, dọc các con đường men theo sườn đồi.Ông Nguyễn Văn Tỵ ở xã Thạch Cẩm nói với phóng viên LĐ: Đây là năm đầu tiên gia đình ông trồng hơn 1ha mía theo hợp đồng ký kết bán cho Cty MĐ VN-ĐL. Cách đây gần 20 ngày, ông Tỵ cho chặt toàn bộ ruộng mía của nhà mình với khoảng 90 tấn, song phải sau đó một tuần, Cty trên mới vận chuyển cho gia đình ông có một chuyến. Số mía còn lại, ông Tỵ đành để mặc ngoài trời phơi nắng héo cong queo. Vậy mà đến ngày "hạn định": Thứ 4 (24.4), trong ruộng của gia đình ông vẫn còn gần 50 tấn mía đắp đống ngổn ngang. Ông tất tả chạy ngược xuôi nhưng vẫn không tìm được xe chở mía cho mình. Ông Tỵ nói: "Giờ có bỏ khô cho bò ăn cũng phải chịu ngậm bồ hòn làm ngọt thôi. Nói ra thì sang năm họ (Cty MĐ VN-ĐL - TG) không mua nữa sẽ biết bán mía cho ai!".Làm việc với chúng tôi, ông Quách Văn Thường - Phó chủ tịch UBND xã Thạch Quảng vui như mở cờ. Thì ra, toàn bộ 860 tấn mía tồn của xã ông may mắn được các bác tài ưu ái vận chuyển hết về nhà máy, kết thúc niên vụ thu hoạch 2007-2008 nhọc nhằn. Ông Thường tâm sự: "Bằng mọi cách, lãnh đạo địa phương phải cầu cứu xe chở mía hoạt động suốt cả ngày, chở liên tục đến tận 2 giờ sáng ngày 24.4 mới hết".
Người trồng mía bị thua thiệt đủ điều!
Sáng 24.4, làm việc với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Đình Nhân - Chủ tịch UBND xã Thạch Cẩm cho biết: Đến ngày 22.4 còn tồn gần 2.000 tấn mía, trong khi Cty MĐ VN-ĐL nói chỉ vận chuyển chuyến cuối cùng vào lúc 12 giờ trưa ngày 24.4. Vậy thì hàng trăm tấn mía còn lại sẽ đổ đi đâu? Một không khí nóng bỏng khắp địa phương Thạch Cẩm trong ngày "hạn định" cuối cùng này. Vốn dĩ canh tác cây mía, trừ mọi chi phí, lãi lời chẳng được bao nhiêu, vậy mà người nông dân luôn phải chịu nhiều thiệt thòi nhất. Ngoài các chi phí cụ thể còn một khoản chi phí kiểu luật bất thành văn là muốn có xe vào bốc hàng thì mỗi chuyến chủ mía phải "bồi dưỡng" cho lái xe từ 150-200 nghìn đồng, không "bo" khoản này nghiễm nhiên cứ ngồi đó mà đợi. Khi chuyển mía về đến nhà máy, mía khô quắt đến 1/3 thân cây nhưng mỗi chuyến còn bị đánh tạp chất khoảng hơn 1 tấn, hỏi như vậy người nông dân lấy đâu có lãi! Nhiều người tỏ ra bức xúc với quả quyết: Sau vụ này sẽ nhổ hết mía trồng sắn, keo, ngô...!Nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ tiến độ vận chuyển mía không phải do Cty MĐ VN-ĐL không thu mua mà do năng lực vận tải quá kém. Từ đây, các chủ xe đục nước béo cò chèn ép người nông dân thu lợi bất chính. Lỗi này thuộc về Cty MĐ VN-ĐL. Bởi trong hợp đồng ký kết với nông dân, DN này thống nhất mua mía tại chân ruộng và chịu trách nhiệm vận chuyển. Nhiều người dân cũng như chính quyền địa phương tỏ ra băn khoăn không biết rồi hàng trăm tấn mía thu hoạch từ 6 ngày trở lên nhưng chưa vận chuyển sau này có được bồi hoàn phần hao hụt không?Ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Phó Tổng giám đốc Cty MĐ VN-ĐL khẳng định với báo chí rằng: Cty này đang huy động thêm 12 xe tải để cố gắng đến 19 giờ ngày 24.4 sẽ vận chuyển hết mía nguyên liệu về nhà máy. Ngoài động thái tích cực này, bà con nông dân đang khẩn mong Cty MĐ VN-ĐL có trách nhiệm trong việc hỗ trợ thoả đáng hàng trăm tấn mía bị hao hụt về trọng lượng do phơi nắng quá lâu.
Nguồn: laodong.com.vn
Các Tin Khác
Diện tích củ cải đường của Ukraina năm 2008 giảm mạnh
27 | 04 | 2008
Thị trường đường thế giới ngày 23/4: giá giảm khỏi mức cao
25 | 04 | 2008
Giá đường thế giới tăng nhanh
24 | 04 | 2008
Mỗi năm thu hoạch 800 tấn mía cây
23 | 04 | 2008
Sản lượng mía niên vụ 2008/09 của khu vực Trung-Nam Braxin cao kỷ lục
22 | 04 | 2008
Giá đường thế giới có thể sẽ tăng gấp đôi
21 | 04 | 2008
Thị trường đường thế giới ngày 16/4: giá tăng theo giá dầu
21 | 04 | 2008
Inđônêxia khó khăn trong việc chấn hưng ngành sản xuất đường
20 | 04 | 2008
ĐBSCL: Nhiều nhà máy đường sắp hết niên vụ sx
19 | 04 | 2008
ĐBSCL: Nhiều nhà máy đường sắp đóng cửa ĐBSCL:
18 | 04 | 2008
Tin Liên Quan
Hậu Giang: Kêu gọi các nhà máy đường trong khu vực hợp tác tiêu thụ mía
8/25/2007 12:00:00 AM
Sản xuất chế biến mía đường: Loạn!
3/29/2010 12:00:00 AM
DN và người trồng mía : Cần “bắt tay” chặt chẽ
5/26/2010 12:00:00 AM
Xây dựng chiến lược cho ngành mía đường
12/8/2010 12:00:00 AM
Để nông dân Đồng bằng sông Cửu Long có vụ mía đường ngọt
8/29/2008 12:00:00 AM
Phập phồng vụ mía mới
4/6/2010 12:00:00 AM
Không thiếu mía nhưng vẫn… tranh mua, tranh bán
9/11/2008 12:00:00 AM
ĐBSCL: lại thừa mía
7/2/2007 12:00:00 AM
Trà Vinh: Tìm giải pháp giảm thiệt hại cho người trồng mía nguyên liệu
7/10/2007 12:00:00 AM
Sóc Trăng: Nông dân “bán đổ bán tháo” mía đường
5/28/2008 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Phân bón
Thủy sản
Cao su
Sắn
Điều
Sữa
Gỗ
Thịt & thực phẩm
Hồ tiêu
Thức ăn CN
Lúa gạo
Thuốc trừ sâu
Mía đường
Thương mại
Cà phê
Nông thôn
Nông nghiệp
Đặt mua báo cáo
012.88.256.256
Chọn báo cáo
Huỷ
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
×
Tên báo cáo
Bản tin lúa gạo tuần 47
Bản tin rau quả tuần 46
Bản tin lúa gạo tuần 46
Bản tin lúa gạo tuần 41
Bản tin Cà phê tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Lộ trình Giảm tổn thất sau thu hoạch trong các chuỗi giá trị tại Việt Nam- Giai đoạn 1
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG TRUNG QUỐC THÁNG 5.2021
Báo cáo thường niên Ngành Thủy sản năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2017 và triển vọng năm 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành Cà phê Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2016 và triển vọng năm 2017
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2016 và triển vọng năm 2017
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên Ngành Cà phê Việt Nam năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên Ngành Sữa Việt Nam năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên Ngành Thuốc bảo vệ thực vật năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành Nông nghiệp Việt Nam 2015 - 2016
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2015 và triển vọng năm 2016
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2015 và triển vọng 2016