Chủ tịch Hiệp hội Trái cây Việt Nam, hai rào cản lớn nhất đối với trái cây Việt Nam để có thể xuất khẩu ra những thị trường lớn, chứ không phải “mon men” như hiện nay là chất lượng và an toàn vệ sinh.
Do sản xuất manh mún, nhiều chủng loại nên quy cách trái cây không đồng nhất, lượng hàng hóa không nhiều. Một hạn chế khác ta khó vượt qua nhưng lại được các nước nhập khẩu trái cây rất quan tâm là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Vì vậy, áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cây ăn trái và tiến tới sản xuất trái cây an toàn (GAP) là điều phải làm ngay. Giống cũng là vấn đề lớn vì chưa ổn định, thiếu vườn cây đầu dòng, phần lớn không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái cây.
Theo Liên hợp quốc, khi thu nhập người dân tăng 1% thì nhu cầu rau quả cho đời sống tăng 1,3%. Trong lúc nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6% năm, dù mức cung chỉ tăng 2,8% năm, nhưng trái cây Việt Nam vẫn cứ trầy trật khi xuất khẩu. Giống trái cây ngon vùng ĐBSCL không thiếu, nhưng lại thiếu số lượng, quy cách và tính an toàn. Nông dân trồng cây ăn trái chưa quan tâm nhiều đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong trường hợp này, người tiêu dùng sẽ được lợi, nhưng người trồng cây ăn trái nếu không có động thái thích ứng sẽ khó tồn tại. Lúc đó, trái cây ngoại sẽ vào càng nhiều.
Tổ chức lại sản xuất trái cây đồng bộ là yêu cầu bắt buộc trong giai đoạn hội nhập. Trong đó, vấn đề liên kết sản xuất giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với nhà khoa học, cùng với vấn đề sản xuất giống và giống cây đầu dòng, vấn đề sản xuất an toàn (GAP), vấn đề công nghệ sau thu hoạch.
Mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong lĩnh vực trái cây cũng quá ít, vì vậy cần nhân rộng mô hình liên kết trong quy trình trồng và tiêu thụ cây ăn trái của Donatechno, Vinamit, Nông trường sông Hậu… Chính phủ cũng cần nhanh chóng thảo luận để ký những hợp đồng kiểm dịch thực vật với các nước, nhất là Mỹ, Nhật, Úc…
(Vinanet)
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn