Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Việt Nam không thể đứng thứ 17 về tiềm lực kinh tế?
11 | 07 | 2007
Bất ngờ khi đọc bài viết của TS Lê Đăng Doanh có trích dẫn báo cáo của Tập đoàn Goldman-Sachs rằng vào năm 2025 Việt Nam có thể sẽ là nền kinh tế lớn thứ 17 trên thế giới, TS Phan Minh Ngọc, Đại học Kyushu, Nhật Bản đã có ý kiến bàn thêm về vấn đề này.
Trong khi trong số những nước có số liệu GDP vào năm 2003 thì có tới 15 nước có mức GDP lớn hơn 436 tỉ USD. Lưu ý là số liệu GDP ở nguồn này chỉ có đến năm 2003, vì vậy nếu xét thêm năm 2004 và 2005 từ các nguồn dữ liệu khác (chẳng hạn từ số liệu thống kê các quốc gia) thì con số nước có GDP lớn hơn 436 tỉ USD ít nhất sẽ là 16 (thêm Nga là nước có GDP vào năm 2003 là 433 tỉ USD). Trong khi đến năm 2003, Việt Nam mới chỉ đứng hàng thứ 56 trên thế giới với 39,2 tỉ.

Cho dù chỉ có 15 nước có mức GDP lớn hơn 436 tỉ USD vào năm 2003 nhưng chắc chắn không thể kết luận được là Việt Nam sẽ có khả năng vọt lên được hạng 17 vào năm 2025 vì các nước khác cũng không ngừng tăng trưởng trong cùng thời kỳ, làm cuộc rượt đuổi của VN càng kéo dài hơn nữa.

Giả thiết (một cách hợp lý) rằng mức tăng trưởng GDP trung bình (tính theo giá cố định năm 2000, bằng cả USD hay bản tệ) của các nước trên thế giới trong suốt 20 năm qua, 1984-2003, cũng chính là mức tăng trưởng của họ trong thời gian 2003-2025.

Như vậy, đến năm 2025 sẽ có tới 33 nước có mức GDP lớn hơn 436 tỉ USD (giá so sánh năm 2025).

Từ mức 39,2 tỉ USD vào năm 2003, muốn đạt được mức 436 tỉ USD (chưa xét tốc độ trượt giá của USD) vào năm 2025 thì Việt Nam phải đạt được tốc độ tăng trưởng là 11,6%/năm trong suốt 22 năm này.

Trong vòng hai thập kỷ gần đây, chưa nước nào vượt qua được Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng trưởng trung bình 9,4% trong thời kỳ bùng nổ kinh tế của họ (1990-2003).

Trong bài báo trên, chúng tôi chỉ đưa lại trung thực sự xếp hạng của Goldman-Sachs trong báo cáo số 134 ngày 1/12/2005 chứ không phản ánh ý kiến riêng hay nghiên cứu của bản thân chúng tôi.

Trong báo cáo này, Goldman - Sachs đã chủ ý loại ra những nền kinh tế của một số nước và vùng lãnh thổ phát triển (như OECD) có GDP lớn nhưng có dân số và phạm vi tác động tới kinh tế toàn cầu không lớn (theo ý họ) như Hong Kong và Luxembourg và chỉ xem xét các nền kinh tế đang phát triển có khả năng nổi lên trong nhóm N-11 theo sau bốn nền kinh tế BRICs mà thôi.

Xếp hạng đó chỉ có thể được xem xét trong khuôn khổ báo cáo nói trên với những ràng buộc nhất định chứ không thể được coi là xếp hạng trong tất cả các nền kinh tế. Lẽ ra trong bài báo tôi nên nêu rõ ràng để tránh ngộ nhận. Do khuôn khổ bài báo có hạn, tôi đã không nêu rõ chi tiết này và đó là một thiếu sót. Các bạn đã phát hiện chính xác chi tiết này và tôi đồng ý với nhiều lập luận trong các ý kiến của các bạn.



(http://www.baothuongmai.com.vn)
Báo cáo phân tích thị trường