Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Bản tin
Thư viện
Thủy sản xuất khẩu: Khủng hoảng nguyên liệu
09 | 06 | 2008
Trong khi nguồn tôm nguyên liệu đang thiếu trầm trọng thì nguồn cá da trơn lại ứ đọng vì không có đầu ra. Mặc dù đang “thừa mứa”, nhưng sự thiếu hụt nguồn cá nguyên liệu trong tương lai dường như đã được báo trước…
Tôm nguyên liệu: Thiếu hụt nghiêm trọng
“Tình hình nguyên liệu tôm đang có những biến động đầy khó khăn”- Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) dự báo như vậy vào ngày 6/6. Ông Hòe cho biết, sản lượng tôm hiện nay chỉ đáp ứng được 30-40% nhu cầu của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu trong nước. Chẳng hạn, tại tỉnh Sóc Trăng hiện nay mới chỉ có 32.000 ha/60.000 ha diện tích nuôi tôm của tỉnh này có thả tôm. Trong số 32.000 ha thả tôm thì có 10.000 ha tôm bị chết vì dịch bệnh. “Mọi năm, khi tôm chết thì người dân thả lại; riêng năm nay thì không, vì không biết thị trường đầu ra thế nào. Và đây cũng là tình hình chung của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long”- Ông Hòe nói. Theo các chuyên gia, sở dĩ người dân không biết đầu ra thế nào là do thị trường thế giới hiện đang có xu hướng chuộng tôm thẻ chân trắng thay vì tôm sú như trước đây. Trong khi đó, từ trước đến nay hầu hết diện tích nuôi tôm tại Việt Nam là tôm sú. Vì vậy, nếu tiếp tục nuôi tôm sú, người dân và cả các DN chế biến, xuất khẩu e sẽ không cạnh tranh lại với tôm thẻ chân trắng từ các nước bởi ưu thế về giá. Trước đây, vì lo ngại về dịch bệnh nên nhiều nước không nuôi hoặc nuôi cầm chừng loại tôm thẻ chân trắng, song những năm gần đây tình hình đã đổi khác, nhiều nước đang phát triển mạnh việc nuôi loại tôm này. Bên cạnh đó, vì những tiến bộ kỹ thuật nên kích cỡ của tôm thẻ chân trắng nuôi cũng được nâng cao ở mức 24-25 con/kg thay vì khỏang 100 con/kg như trước đây. Và đó cũng là lợi thế mới của tôm thẻ chân trắng. Ông Hòe cũng cho biết, tại Việt Nam, tôm thẻ chân trắng mới được cho phép nuôi phổ biến từ năm 2006, nhưng với các yêu cầu nghiêm ngặt như phải nuôi trong trang trại và sản xuất quy mô lớn, có sự kiểm soát chặt chẽ về dịch bệnh… Đến nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã xuất hiện tại một số địa phương ở miền Bắc, miền Trung và ĐBSCL, song vì phải phụ thuộc vào nguồn tôm giống từ nước ngoài nên số lượng còn rất hạn chế. Vì vậy chưa thể có ngay được một lượng tôm thẻ chân trắng như mong muốn.
Cá không có “đường bơi”
Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Vasep: Trong thời gian tới cá tra, basa vẫn còn nhiều “cửa” ở thị trường thế giới. Vấn đề là DN làm thế nào để tiếp cận nguồn vốn để duy trì sản xuất. Vào mùa hè này lượng giao dịch với thị trường thế giới giảm nhưng sẽ tăng trở lại từ khoảng tháng 9 trở đi và giá cả cũng tăng lên. Dự tính, kim ngạch xuất khẩu cá da trơn của VN trong năm 2008 đạt 1,2 tỷ USD, tăng khoảng 200 triệu USD so với năm 2007.
Tại các tỉnh ĐBSCL, một lượng lớn cá da trơn nguyên liệu đã quá lứa nhưng vẫn chưa có đầu ra. Tại cuộc họp của các DN thành viên Vasep diễn ra ngày 5/6, không ít các DN bày tỏ sự băn khoăn vì cả DN và người nuôi cá đều rơi vào vòng luẩn quẩn: Khi nguồn cung dư thừa, DN hạ giá mua nhưng người nuôi vẫn “găm hàng” với hy vọng đợi giá lên. Nhưng càng “găm”, người nuôi càng chịu gánh nặng chi phí thức ăn và chất lượng cá giảm vì quá lứa và vì cho ăn cầm chừng bằng loại thức ăn kém chất lượng. Đến một lúc gánh hết nổi, các chủ lồng cá ồ ạt bán ra, càng bán giá càng thấp. Mặc dù giá xuống rất thấp nhưng DN vẫn không thể “ôm” hết vì thiếu tiền. Sau quyết định hỗ trợ các DN vay 1.000 tỷ đồng để mua cá của Chính phủ, tình hình tiêu thụ nguyên liệu cá tại ĐBSCL có ấm lên. Song theo nhiều DN, đó mới chỉ là tác động tâm lý. Vì rằng, các DN hiện mới chỉ bắt đầu tiếp cận với nguồn vốn, và để có những chuyển biến thật sự còn phải có thời gian khoảng một vài tháng tới. Mặt khác, nhiều DN hiện vẫn còn dè dặt trong việc tiếp cận với nguồn vốn này bởi không có điều kiện thế chấp, trong khi vốn vay không có sự ưu đãi về lãi suất. Thêm vào đó, nếu sử dụng nguồn vốn vay này, DN bắt buộc phải mua cá nguyên liệu với mức giá sàn (13.500 đồng/kg) nên không chủ động theo thị trường. Các DN cũng cho rằng, lượng vốn trên nếu được sử dụng hết cũng mới chỉ giúp giải tỏa nguồn cá ứ đọng trong dân chứ không đảm bảo sẽ phục hồi về giá (ở mức 16.000 đồng/kg) như trước đây, bởi điều đó còn phụ thuộc vào chất lượng cá, trong khi vào mùa hè nhu cầu tiêu thụ cá tại các thị trường lớn đang có dấu hiệu chững lại. “Điều lo lắng nhất hiện nay là nếu tình hình giá cả không được cải thiện, người dân sẽ bỏ nuôi cá thì nguy cơ thiếu nguyên liệu trong thời gian tới là không thể tránh khỏi”-Ông Hòe lo lắng nói.
Nguồn: Tien Phong Online
Các Tin Khác
Héo hắt vì... tôm
09 | 06 | 2008
tháng xuất khẩu nông lâm, thủy sản đạt trên 6 tỉ USD
08 | 06 | 2008
Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu thủy sản Vũng Tàu : 5 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 11 triệu USD
07 | 06 | 2008
Các DN xuất khẩu cá đang "ngồi trên đống lửa"
06 | 06 | 2008
Philippin ’tụt hạng’ trong xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ
05 | 06 | 2008
Tìm giải pháp tiêu thụ cá tra
04 | 06 | 2008
ĐBSCL: Tôm sú qua thời vàng son?
04 | 06 | 2008
"Bơm" tiền cứu cá tra, cá ba sa
03 | 06 | 2008
Nghề nuôi cá tra lại gặp khó
03 | 06 | 2008
EU sẽ trở thành thị trường thuỷ sản lớn nhất thế giới
02 | 06 | 2008
Tin Liên Quan
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 7%
4/2/2009 12:00:00 AM
Thủy sản dễ bị tổn thương khi trở thành thành viên WTO
12/2/2008 12:00:00 AM
ĐBSCL: Cá tra nguyên liệu trở lại mức giá “hoàng kim” - 17.000 đồng/kg
4/17/2009 12:00:00 AM
Thủy sản chật vật vì khủng hoảng tài chính
10/21/2008 12:00:00 AM
Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL giảm nhẹ
10/30/2008 12:00:00 AM
Nuôi và chế biến cá tra đều thua lỗ
7/7/2010 12:00:00 AM
Xuất khẩu thủy sản sang châu Âu giảm
7/23/2010 12:00:00 AM
Xuất khẩu nông sản: khó khăn chồng chất trong năm 2009
11/26/2008 12:00:00 AM
Xuất khẩu thủy sản: Cần nhiều giải pháp đồng bộ
1/10/2011 12:00:00 AM
ĐBSCL: Nên tăng diện tích nuôi thủy sản hay không?
1/28/2010 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Phân bón
Thủy sản
Cao su
Sắn
Điều
Sữa
Gỗ
Thịt & thực phẩm
Hồ tiêu
Thức ăn CN
Lúa gạo
Thuốc trừ sâu
Mía đường
Thương mại
Cà phê
Nông thôn
Nông nghiệp
Đặt mua báo cáo
012.88.256.256
Chọn báo cáo
Huỷ
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
×
Tên báo cáo
Bản tin lúa gạo tuần 47
Bản tin rau quả tuần 46
Bản tin lúa gạo tuần 46
Bản tin lúa gạo tuần 41
Bản tin Cà phê tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Lộ trình Giảm tổn thất sau thu hoạch trong các chuỗi giá trị tại Việt Nam- Giai đoạn 1
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG TRUNG QUỐC THÁNG 5.2021
Báo cáo thường niên Ngành Thủy sản năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2017 và triển vọng năm 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thị trường hồ tiêu 9 tháng đầu năm 2013
Báo cáo ngành Sữa Việt Nam quý 3 năm 2013
Báo cáo ngành hàng sắn Việt Nam Quý 3 năm 2013
Bản tin lúa gạo tuần 47
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thị trường thức ăn chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2014
Báo cáo thường niên thị trường phân bón năm 2014 và triển vọng năm 2015.
Báo cáo thường niên Ngành Cà phê Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018