Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
1 triệu lao động sẽ bị ảnh hưởng?
18 | 06 | 2008
Việc Ủy ban châu Âu (EC) bỏ ưu đãi thuế quan đặc biệt (GSP) với ngành giày dép VN xuất khẩu vào thị trường Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ được áp dụng bắt đầu từ ngày 1-1-2009

Phóng viên: Vì sao EC lại đưa ra quyết định bất ngờ này đúng vào lúc nền kinh tế VN đang gặp khó khăn và có đi ngược lại mục tiêu xóa đói giảm nghèo của VN?

- Ông Sean Doyle, Trưởng phái đoàn EC tại VN:GSP được thành lập năm 1971 cho các nước chậm phát triển hưởng ưu đãi thuế quan đơn phương thấp hơn mức thuế Tối Huệ Quốc 3,5 điểm. Việc EC xét duyệt lại GSP khẳng định ngành giày dép VN là một ngành cạnh tranh nhất trên toàn thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2007 tăng 10,6%, đạt tổng giá trị 2,17 tỉ USD, so với l,96 tỉ USD năm 2006. Năm 2007, thị phần chống bán phá giá bị áp thuế chống bán phá giá vẫn duy trì ở mức cố định 20%. Chúng tôi thật sự không lo lắng về ngành giày dép đã có sức cạnh tranh nhất định của VN mà chỉ quan ngại đối với những nhóm người thiểu số tại vùng sâu, vùng xa và những người nghèo thành thị.

. Ngành giày dép có khoảng 1 triệu lao động và đều có thu nhập thấp. Những người lao động VN sẽ phải chịu tác động trực tiếp và nặng nề từ quyết định này của EC?

- Con số người lao động ngành này đã tăng lên gấp đôi so với 3 năm trước đây cho thấy ngành này sẽ không bị ảnh hưởng nhiều do xuất khẩu vẫn rất tốt. Tuy nhiên đúng là sẽ có nhiều người lao động bị ảnh hưởng.

. Ngành giày dép VN được hưởng mức tỉ lệ trung bình GSP là 49,1% là mức sai số khiến người ta dễ chấp nhận. Tuy nhiên, EU dành quy định này cho những nước có môi trường thương mại tốt hơn VN. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- VN khi cần những bảo hộ thương mại tạm thời. EC đã xét duyệt kỹ các quy chế sản xuất không chỉ của riêng VN mà còn của hơn 100 quốc gia được hưởng GSP và theo quy chế được 25 nước thành viên của EU xem xét rất kỹ. Năm năm trước, EU đã áp dụng 50% GSP ưu đãi cho VN nhưng bây giờ không thể làm vậy vì các nước khác sẽ kiện EC. Không nên chỉ bám vào GSP dành cho các nước quá nghèo trong khi GDP của VN tuy có giảm cũng ở mức 7%, là điều mơ ước của nhiều nước khác. Tuy VN đang gặp nhiều khó khăn, nhưng khó khăn đấy chỉ mang tính tạm thời.

Vòng đàm phán FTA thứ 3 sẽ diễn ra ở Manila (Philippines) hơn l tuần nữa được coi là vòng đàm phán nhiều chi tiết. EU đã cử quan chức đến từng nước để tìm hiểu các mối quan ngại của họ. Tôi muốn ví đàm phán giống như một cái bàn bốn chân đều cập kênh, vậy phải muốn bàn không đổ phải làm cho các chân bàn bằng nhau. Các nước ASEAN, trong đó có VN, có quan điểm chung tiếp cận thị trường thì phải trả thuế nhất định đối với hàng hóa. Do đó hai bên phải đi đến thỏa thuận và cân nhắc kỹ. Dù quá trình đàm phán FTA kéo dài bao lâu đi nữa, vẫn có giải pháp cho các mối lo ngại như ký kết một hiệp định thu hoạch sớm, cho phép các nước này được hưởng thuế trước khi ký được hiệp định chung.


Ông Sean Doyle cho biết: EU vẫn sẵn sàng dành cho các ngành hàng của Việt Nam bao gồm cả ngành giày da một hệ thống thuế quan lâu dài và thậm chí rộng rãi hơn trong khuôn khổ đàm phán khu vực tự do thương mại EU-ASEAN (FTA) liên quan đến đàm phán song phương với VN. EU sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho VN 10 triệu euro để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế và đóng góp 20 triệu euro cho chương trình tín dụng hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại VN.



Nguồn: Doanhnghiep24g.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường