Việt Nam
EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất cá ngừ của Việt Nam trong 4 tháng qua với khối lượng 5.142 tấn, trị giá 19,669 triệu USD, giảm 2,4% về lượng nhưng tăng 42,7%về giá trị so với cùng kỳ. Italia, Hà Lan và Tây Ban Nha là 3 thị trường chính trong khối EU nhập khẩu cá ngừ Việt Nan.
Sau EU là thị trường Mỹ và Nhật bản với 3.387 tấn, trị giá 12,312 triệu USD và 1.885 tấn, trị giá 7,891 triệu USD. XK sang Mỹ tiếp tục xu hướng giảm của năm 2007.
XK sang hầu hết các thị trường chính đều giảm về lượng trừ Itxraen tăng ngoạn mục với 410,1% về lượng và 339% về giá trị, đạt 345 tấn với 1,5 triệu USD. Itxraen là thị trường mới và tiềm năng của cá ngừ Việt Nam.
Năm 2007, XK cá ngừ của Việt Nam đạt 52.842 tấn, trị giá 150,939 triệu USD, tăng lần lượt 17,95 và 28,9% so với năm trước. Trong đó, EU là thị trường đứng đầu với 17.418 tấn, trị giá 51,636 triệu USD, tăng lần lượt 24% và 56% so với năm 2006. Tiếp đến là thị trường Mỹ và Nhật Bản với 17.117 tấn, trị giá 48,716 triệu USD và 5.486 tấn, trị giá 17,511 triệu USD.
Nhật Bản
Trong khi đó báo chí và truyền hình địa phương tiếp tục đưa tin về tình trạng nhiễm khuẩn trong thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc gây ảnh hưởng đến 50% doanh số bán thực phẩm đông lạnh và đóng gói của các siêu thị trong đó có thuỷ sản.
Theo số liệu mới đây của chính phủ, sản lượng khai thác cá ngừ của Nhật trong năm 2007 gần như tương đương với năm 2006. Mặc dù sản lượng khai thác các loài chính như cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng thấp hơn nhiều so với năm trước, nhưng bù lại sản lượng khai thác cá ngừ albacore tăng. Ngoài các yếu tố như hạn ngạch khai thác giảm và các qui định nghiêm ngặt về các ngư trường khai thác của nước ngoài, Nhật cũng hạn chế khai thác ngoài khơi do giá nhiên liệu tăng.
Giá trung bình cá ngừ nhập khẩu vào Nhật tăng 30-40% trong 2 năm qua. Tuy nhiên, giá tiêu dùng ở Nhật không phản ánh đúng xu hướng này. Dự kiến nguồn cung cấp cá ngừ thịt đỏ năm nay sẽ giảm.
Để đối phó với tình trạng này, các siêu thị hàng đầu của Nhật đã bắt đầu tăng giá cá ngừ sashimi tươi và đông lạnh bằng cách thay đổi kích cỡ sản phẩm vì người tiêu dùng thường nhạy cảm với sự tăng giá. Trọng lượng block cá ngừ sashimi giảm để giữ giá ổn định cho người tiêu dùng.
Tương tự cá ngừ tươi/ướp lạnh, nhập khẩu cá ngừ đông lạnh trong năm 2007 giảm mạnh 205 so với năm 2006, đạt 197.451 tấn, trị giá 116,9 tỷ yên(1,06 tỷ USD).
Năm tài chính 2006 - 2007, xuất khẩu cá ngừ của Ấn Độ tăng 43% về khối lượng đạt 23.788 tấn, so với 16.627 tấn của năm trước. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tăng 88%, trong đó cá ngừ đông lạnh chiếm 96% cá ngừ ướp lạnh chiếm 3%, còn lại là cá ngừ hộp và khô.Trung QuốcCông ty Thực phẩm Zhoushan Genho Food Co ở miền Đông Trung Quốc cho biết doanh số bán cá ngừ đông lạnh của họ tăng từ khi sản phẩm của họ được chứng kosher vào tháng 8/2007. Số công ty xuất khẩu Trung Quốc được chứng nhận sản phẩm kosher đã tăng gấp đôi vì họ đã nỗ lực tăng chất lượng sản phẩm.
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn