Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường thuỷ sản Đức
03 | 07 | 2008
Không khí bao trùm ngành thuỷ sản Đức hiện nay là bầu không khí đầy lạc quan và hứa hẹn một năm gặt hái nhiều thành công...Tiêu thụ thuỷ sản ở Đức đã tăng gần 14% kể từ năm 2005 và dự kiến sẽ đạt mức 16 kg/người vào năm 2009. Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô phát triển khả quan như hiện nay, chắc chắn tiêu thụ thuỷ sản của Đức sẽ tiếp tục tăng. Sau hai năm tăng trưởng mạnh, ngân hàng trung ương của Đức cho biết tăng trưởng GDP của nước này sẽ chậm lại ở mức 1,6% năm 2008. Tuy nhiên, ngành thuỷ sản có nhiều thuận lợi nhờ đồng euro mạnh.
Xu hướng thị trường

Tiêu thụ thuỷ sản gia tăng và doanh thu của các nhà chế biến thuỷ sản cũng cao hơn. Mặc dù giá cá minh thái Alaska (chiếm tới 26% tổng doanh số bán thuỷ sản của Đức năm 2007) tăng gây lo ngại cho ngành chế biến thuỷ sản của Đức nhưng ngành này vẫn hi vọng mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân của nước này sẽ đạt mức kỷ lục năm 2008.

Tiêu thụ thuỷ sản ở Đức đã tăng gần 14% kể từ năm 2005 và dự kiến sẽ đạt mức 16 kg/người vào năm 2009. Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô phát triển khả quan như hiện nay, chắc chắn tiêu thụ thuỷ sản của Đức sẽ tiếp tục tăng. Sau hai năm tăng trưởng mạnh, ngân hàng trung ương của Đức cho biết tăng trưởng GDP của nước này sẽ chậm lại ở mức 1,6% năm 2008. Tuy nhiên, ngành thuỷ sản có nhiều thuận lợi nhờ đồng euro mạnh.

Trong nửa đầu năm 2007, doanh số chế biến thuỷ sản của Đức tăng 15,6% đạt 1 tỉ euro. Giá thuỷ sản cũng tăng khoảng 3%. 11 tháng đầu năm 2007, Đức đã tiêu thụ khoảng 348.000 tấn thuỷ sản, tăng 0,9%. Người Đức vẫn ưa thích các sản phẩm đông lạnh hơn. Doanh số bán thuỷ sản đông lạnh rất cao. Tuy nhiên, một số sản phẩm khác như: thuỷ sản tươi có tẩm ướp, cá xiên que, cá xông khói… cũng đang được tiêu thụ mạnh tại Đức.

Người tiêu dùng Đức vẫn gần như giữ nguyên thói quen mua hàng tại các siêu thị giảm giá như Aldi và Lidl. Tuy nhiên, tiêu thụ thuỷ sản ở Đức hiện theo một trào lưu mới, đó là quan tâm đến các sản phẩm bền vững. Tháng 11, Hội đồng Quản lý Biển MSC đã đánh dấu sự ra đời của sản phẩm có chứng nhận MSC thứ 1000. 1/3 trong số này hiện đang được bán tại Đức và thậm chí, các sản phẩm có chứng nhận MSC tràn ngập siêu thị Lidl.

Nói chung, Đức vẫn là thị trường cực kỳ truyền thống. Giá cả là yếu tố quan trọng nhất quyết định lựa chọn sản phẩm. Mặc dù các mặt hàng thuỷ sản tươi và ướp đá có tiềm năng tăng trưởng mạnh nhưng hiện nay vẫn chiếm thị phần rất nhỏ. Thuỷ sản đông lạnh vẫn là nhóm mặt hàng được ưa chuộng hơn. Do tỉ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động vẫn còn thấp, đặc biệt là so với nhiều nước khác ở Châu Âu. Do vậy, các sản phẩm giá trị gia tăng và các sản phẩm thuận tiện vẫn chưa được quan tâm nhiều ở Đức.

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Đức

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Đức luôn giữ nhịp tăng trưởng mạnh trong suốt 5 năm vừa qua, tăng từ 42,8 triệu USD năm 2004 lên 104 triệu USD năm 2006 và đạt 145 triệu USD năm 2007.

Xuất khẩu thuỷ sản sang Đức năm 2004-2007, KL: tấn, GT: triệu USD
Năm
2004
2005
2006
2007
Khối lượng
12.603
19.736
28.687
40.753,76
Giá trị
42.813.121
67.712.430
104.010.200
145.201.994


Năm 2007, Đức dẫn đầu các nước trong khối EU về nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam với khối lượng nhập khẩu đạt 40.754 tấn. Với mức tăng 42,1% về khối lượng và 39,6% về giá trị, Đức là thị trường nhập khẩu có sức tăng trưởng mạnh nhất so với các thị trường đơn lẻ khác trong khối EU.

Sang năm 2008, Đức tiếp tục là thị trường hấp dẫn đối với ngành thuỷ sản Việt Nam. 4 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 15.660 tấn thuỷ sản sang Đức, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh hiện nay, đồng euro mạnh và nền kinh tế ổn định, Đức sẽ tiếp tục là thị trường tiêu thụ quan trọng của thuỷ sản Việt Nam với các sản phẩm nhập khẩu chính gồm tôm, cá tra, basa, cá ngừ và mực bạch tuộc.




Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam.vn
Báo cáo phân tích thị trường