Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Bản tin
Thư viện
Viet Gap, giải pháp cho vùng chuyên canh vải
04 | 07 | 2008
Trong khi rất nhiều nơi, nhiều người “dở khóc, dở cười” trước điệp khúc được mùa, mất giá thì ở thôn Hiệp Tân, xã Hồng Giang (Lục Ngạn - Bắc Giang), nông dân vui như “mở cờ” vì vải được mùa mà vẫn được giá. Đây là kết quả của chương trình sản xuất vải theo quy trình Viet Gap.
Được mùa, được giá
Dẫn chúng tôi thăm vườn rộng 1,5 mẫu (1 mẫu = 3.600m2), anh Bùi Cao Huy, Phó chủ tịch Hội Làm vườn xã Hồng Giang vui vẻ nói: “Toàn bộ vải đã được một chủ hàng bên Trung Quốc bao tiêu với giá 8.000 đồng/kg. Đây thật sự là niềm vui và bất ngờ đối với gia đình tôi sau rất nhiều năm “khóc” vì vải”. Kết quả này có được từ quyết định táo bạo của anh Huy, đó là tham gia dự án sản xuất vải thiều theo quy trình Viet Gap do Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện. Anh Huy nhớ lại: “Trước đây chưa sản xuất theo quy trình Viet Gap, cứ đến mùa vải, vợ chồng tôi lại lo đứng lo ngồi vì rớt giá. Vụ vải năm 2004, tôi thu hoạch sớm với mong muốn bán được giá nhưng vẫn không thoát khỏi tình trạng thất thu. Tôi tiếp tục đầu tư lò sấy để chế biến vải khô nhưng giá nhiên liệu lại tăng cao, thu không đủ chi nên đành để đấy. Cuối năm 2007, khi dự án Viet Gap được triển khai, tôi là một trong những người đầu tiên tham gia. Và kết quả như mọi người đã thấy, quả vải to đều, màu đỏ tươi, vị ngọt đậm, đặc biệt là, không bị sâu bệnh… Tôi không cần phải mang ra chợ bán mà thương lái đến tận vườn đặt mua. Dự tính năm nay sẽ thu trên 10 tấn vải. Với giá như hiện nay, tôi cầm chắc hàng chục triệu đồng tiền lãi”.Ngay sát vườn của anh Huy là vườn vải 300 gốc trĩu quả chín đỏ của anh Lê Thế Vượng. Anh cho biết, mặc dù nông dân khắp nơi đang đứng ngồi không yên vì giá vải thấp, có nơi xuống 1.000 đồng/kg mà không bán được thì vải của anh vẫn chưa đến kỳ thu hoạch. “Do nắm được kỹ thuật hãm chín muộn nên phải nửa tháng nữa, khi vải chính vụ đã vãn, vườn của gia đình tôi mới bắt đầu thu hoạch. Cũng đã có một số chủ buôn người Trung Quốc tới đặt vấn đề nhưng tôi từ chối vì giá cả chưa biết thế nào. Tuy nhiên, cứ đà này, khi ấy giá vải cũng phải đạt 14.000 đồng/kg. Được như thế thì ai bảo người trồng vải không sống được với vải nữa”, anh Vượng cười sung sướng. Dạo quanh một vòng tại các khu vườn trồng theo quy trình Viet Gap, điều khiến chúng tôi bất ngờ là những gia đình ở đây không có vẻ lo lắng khi giá vải xuống thấp. Vải chín đến đâu đều có người đặt mua tới đó. Những vườn vải của 30 hộ ở Hiệp Tân đang thực sự hồi sinh như 10 năm trước đây.
Hướng đi tất yếu
Cuối năm 2007, đề tài ứng dụng quy trình công nghệ trước và sau thu hoạch để sản xuất và bảo quản vải chất lượng cao, rải vụ thu hoạch, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu (gọi tắt là VietGap) được thực hiện tại 30 hộ ở Hiệp Tân với tổng diện tích 5ha. Người trồng vải được hướng dẫn quy trình an toàn từ khâu chăm sóc, vệ sinh, sử dụng chế phẩm sinh học Kiviva, cung cấp thiết bị và kỹ thuật bảo quản lạnh đến lựa chọn vùng đất trồng thích hợp, chọn giống trồng để rải vụ thu hoạch, các kỹ thuật chăm sóc cơ bản, phương pháp thu hái, xử lý, đóng gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm... Quy trình này có thể kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm khoảng 30 ngày sau khi thu hoạch và kéo dài thêm vụ thu hoạch 20-60 ngày. Đặc biệt, bà con còn được hướng dẫn cách nhận biết và phòng trừ các loại sâu bệnh, phòng chống bệnh sương mai bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vi sinh hoặc thảo mộc hoặc các loại bẫy sinh học, vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Anh Huy khẳng định: “Sản xuất theo quy trình Viet Gap không tốn kém mà chất lượng vải lại cao hơn hẳn so với cách trồng truyền thống”.Đánh giá về hiệu quả của mô hình vải Viet Gap ở Hiệp Tân, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, đây là hướng đi tất yếu, giúp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào miền núi. Các vùng chuyên canh cần sớm triển khai mô hình này nhằm ổn định đầu ra cho người trồng vải. Trong bối cảnh nước ta đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn như vải thiều ở Hiệp Tân có ý nghĩa rất lớn, nhằm giúp người nông dân quen với cách làm mới-thị trường nông sản giá cao.Vừa qua, Hội Làm vườn huyện Lục Ngạn đã hoàn thành việc đăng ký thương hiệu, lôgô vải thiều Lục Ngạn, quy chế sử dụng và quản lý nhãn hiệu hàng hoá, bước đầu chiếm lĩnh thị trường và nâng cao giá trị hàng hoá của vải, tăng năng lực cạnh tranh với sản phẩm vải thiều của các tỉnh.
Nguồn: agroviet.gov.vn
Các Tin Khác
Thành phố Lào Cai: Tạo vùng chuyên canh trên 100 ha rau an toàn
03 | 07 | 2008
Hà Lan tăng hỗ trợ rau, trái cây Việt Nam sang EU
02 | 07 | 2008
Sản xuất rau an toàn ở vùng "chảo lửa, túi mưa"
02 | 07 | 2008
Trồng lạc thu đông để làm giống
01 | 07 | 2008
Cần Thơ: Triển vọng rau an toàn Hòa An
01 | 07 | 2008
Tìm ’lối ra’ cho vải thiều Thanh Hà
30 | 06 | 2008
Sầu riêng Nam bộ chính thức được xuất khẩu
27 | 06 | 2008
Cà tím: Cây cho thu nhập cao nơi vùng lũ Cát Tiên
26 | 06 | 2008
Vải quả Bắc Giang xuất khẩu mạnh sang Hà Khẩu
26 | 06 | 2008
Hải Dương dự kiến thu hoạch 60.000 tấn vải thiều
25 | 06 | 2008
Tin Liên Quan
Viet Gap, giải pháp cho vùng chuyên canh vải
7/4/2008 12:00:00 AM
Bắc Giang: giải pháp phát triển vùng vải thiều Lục Ngạn
9/14/2007 12:00:00 AM
1kg vải thiều = 2 ly trà đá
7/14/2011 12:00:00 AM
Tìm cách đưa gạo Viet GAP ra thế giới
11/11/2011 12:00:00 AM
Bắc Giang: Phát triển vùng cây ăn quả tập trung còn nhiều thách thức
9/29/2007 12:00:00 AM
Tìm ’lối ra’ cho vải thiều Thanh Hà
6/30/2008 12:00:00 AM
Khốn khổ giữa mùa trái chín
5/29/2008 12:00:00 AM
Tiền Giang, Cà Mau tổ chức sản xuất nông sản, thực phẩm sạch
8/5/2009 12:00:00 AM
Huyện Hoài Đức, Hà Nội: 9 loại rau trồng đạt tiêu chuẩn Viet Gap
6/17/2009 12:00:00 AM
Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim đạt tiêu chuẩn quốc tế
6/7/2008 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Phân bón
Thủy sản
Cao su
Sắn
Điều
Sữa
Gỗ
Thịt & thực phẩm
Hồ tiêu
Thức ăn CN
Lúa gạo
Thuốc trừ sâu
Mía đường
Thương mại
Cà phê
Nông thôn
Nông nghiệp
Đặt mua báo cáo
012.88.256.256
Chọn báo cáo
Huỷ
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
×
Tên báo cáo
Bản tin lúa gạo tuần 47
Bản tin rau quả tuần 46
Bản tin lúa gạo tuần 46
Bản tin lúa gạo tuần 41
Bản tin Cà phê tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Lộ trình Giảm tổn thất sau thu hoạch trong các chuỗi giá trị tại Việt Nam- Giai đoạn 1
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG TRUNG QUỐC THÁNG 5.2021
Báo cáo thường niên Ngành Thủy sản năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2017 và triển vọng năm 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thường niên ngành Mía đường Việt Nam năm 2011 và triển vọng 2012 (TA)
Báo cáo thường niên ngành cà phê Việt Nam năm 2011 và triển vọng 2012 (TA)
Tổng quan ngành chè đến năm 2011 và triển vọng năm 2012 (TV)
Bản tin lúa gạo tuần 47
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thị trường thức ăn chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2014
Báo cáo thường niên thị trường phân bón Việt Nam năm 2012 và triển vọng 2013
Báo cáo thường niên Ngành Cà phê Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018