Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Việt Nam không lỡ cơ hội nhưng bị chậm bước phát triển
09 | 07 | 2008
"Trong tình thế hiện nay, câu chuyện năng lực phối hợp chính sách vẫn còn phải lặp lại. Ta nói phối hợp nhưng thực tế chưa tốt, chưa chuyển thành hành động một cách rõ ràng để khôi phục lòng tin" - TS. Trần Đình Thiên trao đổi với Tuần Việt Nam về nền móng cho phát triển.
Cơ hội rõ ràng nhưng yếu tố níu kéo cũng tiềm tàng

...Hai mươi năm Đổi mới đã làm được điều mà VN chưa làm được trong suốt nhiều thế kỷ trước: thay đổi phương thức phát triển - từ tự cấp, tự túc, lạc hậu sang thị trường, mở cửa, tạo đà và mở ra cơ hội mang tính toàn diện. Dù đang gặp khó khăn nhưng khó khăn ấy nằm trên con đường VN thực hiện triển vọng lớn đã mở ra.

Ta cần nhìn rõ vấn đề căn bản của kinh tế VN, tháo gỡ để mang lại bước nhảy vọt cho phương thức phát triển mới, xứng đáng với tầm vóc bước nhảy của VN.

Có những đánh giá khác nhau về tình thế VN đang gặp phải, nhưng điểm chung xuyên suốt là kinh tế VN đang gặp khó. Giải quyết được khó khăn ấy, VN mới có thể trở lại quỹ đạo phát triển, có cơ sở để giải quyết tốt những câu chuyện dài hạn.

Nền kinh tế VN đang chuyển đổi, nền tảng phát triển mới đang được tạo ra. Đó không phải là cấu trúc đã hoàn chỉnh, chỉ cần gia cường những chỗ bị "mài mòn", "lệch lạc" do quá trình vận hành không chuẩn gây ra. Ngược lại, VN đang kiến tạo các cơ sở của nền tảng phát triển mới, với sự phức tạp của xung đột cũ - mới.

Cũng phải thừa nhận, cơ sở tăng trưởng phát triển dài hạn của VN đang làm phát sinh nhiều vấn đề trong cách chuyển đổi, buộc nhận diện những điểm yếu cơ bản.

Người ta thấy cơ hội cho VN cất cánh rất rõ ràng nhưng những yếu tố níu kéo, bỏ lỡ cơ hội cũng đang tiềm tàng. Chính tại thời điểm này, nếu không nỗ lực cải thiện tình hình, có khả năng VN sẽ bỏ lỡ một cơ hội lớn.

Vấn đề VN đang phải đối mặt là kết quả của sự tích đọng vấn đề trong thời gian dài chưa giải quyết kịp thời. Đến khi môi trường bên trong, bên ngoài có điểm bất thuận, những khó khăn tổ hợp, liên kết lại với nhau, thành ra khó xử lý.

Tất nhiên nếu chỉ gút vào chuyện dài hạn, không tập trung giải quyết khó khăn trước mắt thì cũng giống như đang bị đau ruột thừa cấp tính lại lo bồi bổ sức khỏe, không lo gì đến cấp cứu ruột thừa, sẽ rất nguy hiểm.

Hiện nay, cơ hội cho VN cất cánh rất rõ ràng nhưng những yếu tố níu kéo, bỏ lỡ cơ hội cũng đang tiềm tàng. Nếu không nỗ lực cải thiện tình hình, có khả năng VN sẽ bỏ lỡ một cơ hội lớn.

Góc nhìn về nền tảng phát triển

Nhìn về nền tảng phát triển với những yếu tố của nó, các thành tố xuất phát từ bản thân nền kinh tế, chúng ta cần xác định rõ, tại những thời điểm cụ thể, trong những điều kiện nhất định, yếu tố nào quan trọng nhất.

Các vấn đề tích đọng lại, không giải quyết kịp thời. Đến khi môi trường bên trong, bên ngoài có điểm bất thuận, những khó khăn tổ hợp, liên kết lại với nhau, thành ra khó xử lý. Đó chính là vấn đề VN đang phải đối mặt.

Nguồn lực bao gồm tài nguyên tự nhiên, nhân lực, nguồn tài chính, là cơ sở ban đầu cho mọi lựa chọn và là yếu tố bảo đảm cho lựa chọn thực hiện được. Ngoài nguồn lực, có thể nói đến điều kiện để nguồn lực hoạt động: hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng, đô thị… Không có những yếu tố bảo đảm đó, các nguồn lực sẽ chỉ là nguồn lực chết. Hạ tầng là các điều kiện kỹ thuật để kết nối nguồn lực, giúp các nguồn lực "sống", tạo ra của cải.

Khái niệm thể chế quá rộng để định rõ các nội dung cụ thể của cái gọi là "nền tảng phát triển". Nó bao gồm các thị trường (thị trường BĐS, thị trường lao động, thị trường tài chính, v.v.). Đây là cơ sở khách quan, là nền tảng cho nền kinh tế thị trường hoạt động.

Những yếu tố của thể chế cũng là lực lượng cho chủ thể phát triển: khu vực DN đầu tư nước ngoài, khu vực DNNN, khu vực tư nhân, hộ gia đình.

Trong thể chế cũng cần tính đến năng lực tổ chức quá trình chuyển đổi phát triển, năng lực quản trị phát triển nền kinh tế trong điều kiện hội nhập, năng lực quản trị rủi ro, điều hành vĩ mô. !!

Các thị trường chưa tổ chức tốt, VN không thể cất cánh

Một trong những điểm yếu then chốt của VN hiện nay là hệ thống các thị trường thiếu đồng bộ. Chúng ta đang trong quá trình xây dựng, hình thành, phát triển các thị trường để tạo lập nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo nghĩa bình thường. Vì đang chuyển đổi nên sẽ không tránh được việc thiếu đồng bộ. Điều đáng nói là chúng ta không ý thức được về mặt chiến lược là phải cố làm cho đồng bộ.

Chúng ta đang phát triển các thị trường theo kiểu đến đâu hay đến đấy, một cách tự phát, chưa có chủ đích đồng bộ.

VN dường như không ý thức được về mặt chiến lược là phải cố làm cho đồng bộ khi phát triển các thị trường.

Chúng ta đang phát triển các thị trường theo kiểu đến đâu hay đến đấy, một cách tự phát, chưa có chủ đích đồng bộ.

Đáng lẽ trước hết phải chú ý phát triển những thị trường cơ bản - cơ sở của tất cả các nền kinh tế chuyển đổi, tức là những nền kinh tế mới bắt đầu gia nhập quỹ đạo, như thị trường đất đai, thị trường lao động - thì như chúng ta thấy, sự dẫn dắt, tổ chức, quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước cho sự phát triển này còn rất yếu, nhất là so với yêu cầu.

Trong khi đó, VN lại quá quan tâm, tạo lực hút lớn đến mức lệch hướng vào các thị trường bậc cao, điển hình nhất là TTCK. Trong vòng 3-4 năm gần đây, bao nhiêu sự tập trung, ưu ái, bao nhiêu nguồn lực được tập trung dồn cho nó. Báo chí, các phương tiện truyền thông thì dành cho nó những sự hỗ trợ mạnh mẽ, tạo sức thu hút công luận ghê gớm.

Trong khi đó, chúng ta lại chưa hề thấy sự quan tâm tương tự đối với những thị trường đất đai, lao động, mặc dù những thị trường này quan trọng không kém, thậm chí còn quan trọng hơn gấp bội trong giai đoạn hiện tại.

Việc quan tâm phát triển TTCK là cần thiết nhưng cùng với việc thị trường này, ít nhất cũng phải dành mối quan tâm như thế với thị trường đất đai, thị trường lao động. Tiếc rằng thực tế không hề như vậy.

Hiện nay, cơ sở cho thị trường bậc cao như TTCK, thị trường tài chính rất yếu, tình hình bất ổn. Chỉ số VN-Index "lên" thẳng đứng, giờ "rớt" xuống cũng thẳng đứng. Gốc rễ vấn đề chính là ở sự yếu kém của các thị trường "bậc thấp", vốn là nền tảng của nền kinh tế chuyển đổi có căn cốt nông nghiệp - nông thôn cổ truyền.

Nền tảng không vững mà muốn cất cánh bay cao thì bổ nhào xuống đất là kết cục khó tránh. Tổng quát hơn, trong một nền kinh tế thị trường mà hệ thống cấu trúc cơ bản của nó - hệ thống các thị trường - không đồng bộ, thì nền kinh tế đó không thể vận hành hiệu quả, sẽ thường xuyên bị trục trặc và đổ bể. Những bài học quốc tế về sự dẫm chân của các nền kinh tế khi thị trường cơ sở còn chệch choạc, không được tổ chức tốt còn nguyên giá trị với VN.

Gốc rễ của sự yếu kém trong các thị trường bậc cao chính là ở sự yếu kém của các thị trường "bậc thấp", vốn là nền tảng của nền kinh tế chuyển đổi có căn cốt nông nghiệp - nông thôn cổ truyền.

Nền tảng không vững mà muốn cất cánh bay cao thì bổ nhào xuống đất là kết cục khó tránh.

Một số chủ thể thị trường bị chèn lấn

Hệ thống thị trường thiếu đồng bộ như thế chứng tỏ can thiệp hành chính còn nhiều, mệnh lệnh, bao cấp còn nhiều, các chủ thể bị đối xử bất bình đẳng.

Trong nền kinh tế giả định cạnh tranh bình thường mới phát triển được mà anh lại không ý thức đẩy nhanh thị trường, không để thị trường vận hành thông suốt, cạnh tranh bình đẳng, giúp phân bổ nguồn lực tốt hơn không sớm thì muộn, nền kinh tế ấy cũng sẽ trở nên "bất bình thường", lâm vào trục trặc, đổ bể. Hệ quả là một số nhóm chủ thể thị trường bị chèn lấn phát triển, trở nên "chậm phát triển", "còi cọc". Đó cũng là thực trạng của VN hiện nay.

Đơn cử, các DN, tập đoàn Nhà nước đầu tư một lượng vốn không nhỏ (nhất là so với tiềm lực của DN tư nhân vừa và nhỏ) ra ngoài lĩnh vực chức năng chính. Cùng với thế lực lớn, sự đầu tư này đã đẩy DN tư nhân ra ngoài các cơ hội. Số tiền theo báo cáo, ở mức 7 nghìn tỷ USD tuy không lớn so với vốn của DNNN, nhưng họ đã hưởng hầu hết các cơ hội tốt nhất mà nền kinh tế có được trong giai đoạn hiện tại. Phần cho DN tư nhân không còn bao nhiêu, chủ yếu là "xương xẩu".

Các DN tư nhân, vốn là chủ thủ giữ vai trò quyết định trong một nền kinh tế thị trường, vốn yếu, đáng được hỗ trợ phát triển, nhưng lại chưa được phát triển bình đẳng, chưa nói đến ưu tiên cái nọ cái kia. VN vẫn thiếu một chiến lược phát triển DN đầy đủ.

Trong nền kinh tế VN, có đầy đủ các "yếu tố nền tảng", chỉ thiếu sự kết nối để hình thành một nền tảng tốt. Chính phủ lại chưa định hình rõ một chiến lược tổng thể để xây dựng và phát triển "nền tảng".

Cho đến nay, đã vào "hội nhập", song chúng ta thấy, chính trên đất VN, khu vực DN trong nước vẫn kết nối rất yếu, thậm chí không kết nối gì với DN đầu tư nước ngoài. Cho nên, có thể có yếu tố nền tảng, song chưa chắc đã có "nền tảng"

Chiến lược phát triển DN như một trụ cột của thị trường phải bao hàm: đẩy mạnh cải cách DNNN, tích cực cải cách như hành động dẫn dắt mang tính quyết định tạo lập tương quan lực lượng theo đúng thị trường đòi hỏi; có chiến lược quốc gia phát triển DN tư nhân, đồng thời chiến lược kết nối DN nội địa và DN đầu tư nước ngoài. Với DN đầu tư nước ngoài, tất nhiên phải có định hướng để họ vào đây phát huy cho sự phát triển của VN, cho định hướng thị trường của VN.

Có yếu tố nền tảng nhưng chưa chắc đã có "nền tảng"

Có thể nói, nền kinh tế VN có đầy đủ các "yếu tố nền tảng", chỉ thiếu sự kết nối để hình thành một nền tảng tốt. Chính phủ lại chưa định hình rõ một chiến lược tổng thể để xây dựng và phát triển "nền tảng". Đến nay, đã vào "hội nhập" song chính trên đất VN, khu vực DN trong nước vẫn kết nối rất yếu, thậm chí không kết nối gì với DN đầu tư nước ngoài.

Vì thế, VN có thể có yếu tố nền tảng, song chưa chắc đã có "nền tảng".

Thu hút được nhiều FDI là thành công lớn. nhưng nhìn sâu hơn và thực chất hơn, trên quan điểm hiệu quả, phải thừa nhận rằng định hướng mục tiêu thu hút FDI của ta có phần bị lệch.

Hiện nay, mục tiêu cao nhất của thu hút FDI vẫn là để giúp tăng trưởng sản lượng chứ chưa phải để kéo nền kinh tế VN lên, kết nối với các doanh nghiệp VN để hỗ trợ chúng phát triển theo cách hiện đại, giúp chúng hội nhập thành công vào thị trường thế giới.

Mục tiêu tăng trưởng sản lượng không sai nhưng mục tiêu chiến lược nhất phải là kéo được khu vực DN trong nước lên, tạo thành sức mạnh DN Việt. Muốn "kéo được" và "được kéo" thì phải tạo liên kết, phải hội nhập được với nhau. Nhờ FDI vào VN, người VN, doanh nghiệp VN có thể hội nhập quốc tế ngay tại đất của mình, nhưng ta ít để ý đến mục tiêu hàng đầu đó, bỏ quên nó.

Cách tiếp cận FDI hiện nay khiến ta bỏ mất cơ hội hội nhập cho DN Việt và cho cả nền kinh tế. Chúng ta chỉ nghĩ hội nhập là vươn ra đại dương, là bay lên trời nhưng lại quên mất cơ hội hội nhập ngay tại VN?

Mục tiêu chiến lược lớn nhất thu hút FDI phải là kéo được khu vực DN trong nước lên, tạo thành sức mạnh DN VN. Muốn "kéo được" và "được kéo" thì phải tạo liên kết, phải hội nhập được với nhau.

Cách tiếp cận FDI hiện nay khiến chúng ta bỏ mất cơ hội hội nhập cho các doanh nghiệp VN và cho cả nền kinh tế.

Cách đánh giá vai trò của FDI vì thế cần khác hẳn. Họ sẽ là lực lượng dẫn dắt hội nhập, dẫn dắt hướng lựa chọn công nghệ cho VN tiếp cận thế giới.

Không đánh mất cơ hội, nhưng làm chậm bước

Vấn đề khác được đặt ra là năng lực quản trị phát triển, năng lực điều hành vĩ mô, năng lực tổ chức quá trình đổi mới và hội nhập của nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.

Giai đoạn đầu đổi mới, nhờ tổ chức tốt, hợp lý, có định hướng và giải pháp đúng, bước đi thận trọng hợp lý, kinh tế VN đạt được kết quả khả quan dù có lúc chưa tận dụng hết thời cơ.

Có những thời cơ lớn ta do dự, tuy không đánh mất cơ hội nhưng đã làm chậm quá trình phát triển. Bản thân làm chậm đã là một thiệt hại, đơn cử là chuyện cải cách DNNN.

Ta do dự, e ngại nên phải trả giá bằng việc sử dụng hiệu quả chậm, kìm hãm phát triển, thậm chí tụt hạng cạnh tranh, gây ra nhiều chuyện. Để khu vực DNNN tiếp tục bành trướng, cái xương sống trụ cột quốc gia chưa thấy đâu nhưng phân bổ nguồn lực quốc gia bị lệch đi, khu vực tư nhân bị chèn lấn.

Đương nhiên với một nền kinh tế yếu như VN khi mở cửa hội nhập cần cẩn trọng để tránh sóng gió, "do dự" là điều có thể và buộc phải chấp nhận. Nhưng bài học thực tiễn cho thấy, chỗ nào hội nhập mạnh dạn, thấy thời cơ mạnh dạn xông vào, tiếp cận với nó, chỗ ấy bùng lên rất nhanh. Bằng chứng là năm 1988-1989, bùng nổ xuất khẩu gạo, sau đó ngành này mới bung ra và đạt được thành tựu như hiện nay. Hay khi ta ký BTA với Mỹ (2001) để mở cánh cửa với bên ngoài, xuất khẩu bùng nổ, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh. Năm 2006, ta vào WTO, cơ hội lại một lần nữa bùng lên. Nếu biết tổ chức tốt, chắc chắn ta thắng lợi lớn.

Hội nhập là quá trình mang lại cơ hội trong thế cạnh tranh, buộc ta phải lúc nào cũng quyết chiến mới tốt được. Chúng ta đôi khi quên mất điều đó. Nhiều khi thấy thành công dễ quá, nảy sinh tâm lý hài lòng, không tiến lên nữa; từ đó mới phát sinh chuyện nhập siêu.

Điều đáng tiếc là việc tổ chức hội nhập không được VN thường xuyên triệt để sử dụng, có phần để sự phấn khởi say sưa làm xao nhãng đi, nhất là trong một năm rưỡi "hậu WTO" vừa qua.

Hội nhập là quá trình mang lại cơ hội trong thế cạnh tranh, buộc ta phải lúc nào cũng quyết chiến mới tốt được. Chúng ta đôi khi quên mất điều đó. Nhiều khi thấy thành công dễ quá, nảy sinh tâm lý hài lòng, không tiến lên nữa; từ đó mới phát sinh chuyện nhập siêu.

Đặc biệt, năm 2007, cơ hội ùa đến, chưa chuẩn bị đầy đủ, ta mới thấy sức mình yếu, không tải được. Giống người khát nước, cho uống một hai cốc thì tốt, nhưng lại phải uống một lúc quá nhiều, VN không đủ sức tải. Khó khăn VN đang đương đầu cũng bắt nguồn trực tiếp từ việc thời cơ nhiều, tình thế thay đổi mạnh, trong khi VN không chủ động và tích cực chuẩn bị để nắm bắt.

Điều này gắn với năng lực tổ chức và quản lý quá trình phát triển. Tổ chức quá trình đổi mới có ba việc quan trọng: tổ chức phát triển các thị trường, đổi mới khu vực DNNN và phát triển khu vực DN tư nhân, nâng cao năng lực quản trị phát triển và hội nhập của Chính phủ.

Để làm được ba việc đó, phải có tư duy tổng thể, có tầm nhìn chiến lược, triệt để theo quan điểm thị trường là một lựa chọn tất yếu, càng làm thị trường triệt để thì càng thành công.

Tình thế khó khăn hiện nay cũng là cơ hội để VN nhận diện những điểm yếu, tiến hành cải cách triệt để, tăng cường năng lực thể chế, từ kết cấu thị trường đến năng lực quản trị vĩ mô của nhà nước.

Mấy điểm chốt

Tóm lại, để tạo nền tảng phát triển, VN phải tập trung tư duy một cách bài bản để phát triển mấy thị trường: BĐS, lao động, tài chính. Không giải quyết các nút này, vấn đề còn khó gỡ. Cái chốt của các thị trường này là phải có một luật lệ đẩy mạnh, bài bản, hệ thống trong cách làm. Phát triển thị trường có lộ trình, ta đi sau có thể học được.

Lúc khó khăn, nền kinh tế lộ nhiều điểm yếu. Nhưng VN phải biến khó khăn thành cơ hội để cải cách triệt để, thành cơ hội nền tảng để tăng cường năng lực thể chế, từ kết cấu thị trường đến năng lực quản trị vĩ mô của nhà nước.

Hai là cải cách khu vực nhà nước, gồm các vế gắn với nhau: quản lý chặt sự phát triển của TĐNN đúng mục tiêu phục vụ lợi ích công được chỉ định. Chưa phát triển lĩnh vực chính, tập đoàn không thể mang những cái khác ra để biện minh cho việc bành trường của mình; và quản lí chặt chi tiêu công, không thể năm nào cũng thâm hụt ngân sách 5%, không phải năm nào cũng coi mở rộng chi tiêu công là thành tích được.

Ba là năng lực quản trị của bộ máy. Trong đội ngũ lãnh đạo, phải chú trọng tầng lớp chuyên gia kỹ trị, những người có học vấn về quản trị vĩ mô, không chỉ dành chỗ cho toàn những tài năng hoạch định chiến lược, quốc sách. Quan trọng hiện nay phải là người có chuyên môn quản trị phát triển để chuyển quốc sách, vận hội thành chính sách quản trị phát triển.

Tình thế cho thấy phải có hành động quyết liệt rõ ràng, đưa kết quả rõ ràng để lòng tin khôi phục nhanh với năng lực chính sách. Muốn vậy phải có bộ tham mưu thống nhất, có hiệu lực, cùng Thủ tướng, giúp việc cho Thủ tướng. Bộ tham mưu ấy không bị phụ thuộc lợi ích nhóm, lợi ích ngành, mà chỉ khôi phục cơ sở ổn định vĩ mô cho tăng trưởng.



Nguồn: Vietnamnet
Báo cáo phân tích thị trường