Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Bản tin
Thư viện
Thanh long Bình Thuận sang Mỹ từ tiêu chuẩn châu Âu
15 | 07 | 2008
Dưới nắng nóng hơn 30 độ C trên ruộng thanh long dưới chân núi Tà Cú, Vũ Duy Việt (xã Hàm Minh, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) ghi chép vào cuốn sổ tay các chỉ số về độ nóng, trọng lượng quả, nước tưới… Việt đang thực hành những công đoạn trồng thanh long sạch theo tiêu chuẩn châu Âu (Eurepgap)
Hôm 11.7 vừa qua, cơ quan kiểm dịch thực vật Mỹ đã chính thức thông báo hai đơn vị có chứng chỉ Eurepgap sẽ được xem xét cho phép xuất khẩu trực tiếp thanh long vào thị trường Mỹ. Đó là hợp tác xã Hàm Minh, mà Việt là một xã viên, và công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu. Đây là kết quả phía Mỹ đưa ra sau gần một tháng giám sát việc sản xuất thanh long sạch ở Bình Thuận.
Trồng thanh long… có nhà vệ sinh
“Phía Mỹ buộc phải có nhà vệ sinh tự hoại trong vườn thanh long, nếu không có, họ sẽ không đi khảo sát chứ đừng nói chuyện cấp chứng chỉ”, Việt nói. Đây chỉ là một trong gần 300 điều quy định của bộ tiêu chuẩn Eurepgap - hệ thống tiêu chuẩn do hiệp hội Các nhà buôn châu Âu thiết lập nhằm phòng ngừa các khủng hoảng trong ngành thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.Việt cho biết, lần đầu tiên đọc bộ tiêu chuẩn này, nông dân trồng thanh long, cười và kháo nhau: “Họ đặt ra cho vui…, chứ làm sao mà dân mình làm nổi”.Nhưng nếu đáp ứng được những tiêu chuẩn này, các nhà nhập khẩu châu Âu sẽ mua thanh long với giá 1,5 euro/kg, gấp 10 lần so với giá bán thanh long ở thị trường trong nước. Nông dân Bình Thuận không mơ nổi giá này. “Thế là chúng tôi quyết tâm làm”, Việt kể lại.Kỹ sư Vũ Vệ Yên, chuyên viên của hiệp hội thanh long Bình Thuận, gọi đây là một “cuộc cách mạng về tư duy” của những người trồng thanh long Bình Thuận. Nói như ông Yên, “nông dân xưa nay chỉ cầm cuốc, cày xới theo tập quán cũ. Để trồng thanh long sạch, họ buộc phải vừa cầm bút, cầm cuốc và vận dụng trí não”.Nông dân buộc phải ghi chép vào sổ nhật ký quá trình chăm sóc, trồng trọt cho đến khi thu hoạch. Quá trình này giúp nông dân theo dõi và kiểm soát được chất lượng của trái khi thu hoạch. Việc ghi chép cũng giúp rút kinh nghiệm hoặc “sửa sai” cho vụ sau, nếu trái không đạt tiêu chuẩn.
Eurepgap: bước đệm để vào Mỹ
Ông Nguyễn Thuận, chủ nhiệm hợp tác xã thanh long theo tiêu chuẩn Eurepgap Hàm Minh ví von rằng: “Nếu vào được Mỹ, thanh long Bình Thuận đã chính thức vượt vũ môn hoá rồng, sau một thời gian thực hành gian khổ với những tiêu chuẩn Eurepgap”.“Gần 3 tuần nay, mỗi ngày, chúng tôi phải cố gắng điều chỉnh thêm nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất thanh long để đáp ứng những yêu cầu của họ”, ông Thuận nói. Đoàn cơ quan kiểm dịch thực vật Mỹ đến hợp tác xã thành nhiều đợt, mỗi đợt họ yêu cầu điều chỉnh vài công đoạn. Họ kiểm tra việc hoàn thành công việc trước và tiếp tục đưa ra những yêu cầu kế tiếp. Ngoài những tiêu chuẩn đất phải sạch, không chứa dư lượng kim loại nặng, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, phía Mỹ còn đưa ra một số tiêu chuẩn khác ngặt nghèo hơn. Cụ thể, các doanh nghiệp thanh long phải chú trọng nhiều hơn đến khâu đóng gói, đưa vào trữ lạnh. Phòng đóng gói thanh long phải được giữ kín, doanh nghiệp cần trang bị màn lưới, màn gió trong kho và bẫy côn trùng trong khâu đóng gói. Khi thu hoạch, không để trái thanh long tiếp đất, rút ngắn thời gian vận chuyển, rửa trái để đưa ngay vào kho lạnh. “Ngay cả cửa ra vào kho, họ cũng buộc làm lại, thêm chức năng đóng mở tự động nhằm tránh côn trùng vào kho”, ông Thuận nói. Về cơ bản, Hàm Minh đã đáp ứng tốt yêu cầu của những nhà nhập khẩu đưa ra. Ông hy vọng, trong quý 3 năm 2008, thanh long sẽ được xuất sang Mỹ.Không những ông chủ tịch hợp tác xã Hàm Minh kỳ vọng vào việc đưa trái thanh long sang Mỹ mà dưới chân núi Tà Cú, hàng chục vạn nông dân trồng thanh long cũng mong muốn làm điều đó. Bởi theo anh Việt, “bỏ ra nhiều công sức hơn để trồng thanh long sạch, chúng tôi chỉ mong sớm có được ngày này. Vì lâu nay, đầu ra của những trái thanh long sạch vẫn còn khó khăn...”
Nguồn: kinhte24h.com
Các Tin Khác
FAO và WHO cấp chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế cho cà chua
14 | 07 | 2008
Xuất khẩu dầu dừa Philippine tăng 15% do nhu cầu tăng
13 | 07 | 2008
Cần thông tin đúng về vải thiều Bắc Giang
12 | 07 | 2008
Rau sạch Đông Thanh
11 | 07 | 2008
Vĩnh Long: Cam sành cuối vụ nghịch giá cao
09 | 07 | 2008
Lâm Đồng: Bắp cải bị bỏ trắng vườn
08 | 07 | 2008
Thanh long Bình Thuận sẵn sàng đi Mỹ
07 | 07 | 2008
Trái vải chưa tìm được đúng thị trường đầu ra
06 | 07 | 2008
Viet Gap, giải pháp cho vùng chuyên canh vải
04 | 07 | 2008
Thành phố Lào Cai: Tạo vùng chuyên canh trên 100 ha rau an toàn
03 | 07 | 2008
Tin Liên Quan
8 tấn thanh long đầu tiên sang Mỹ
10/6/2008 12:00:00 AM
Thanh long Bình Thuận sẵn sàng đi Mỹ
7/7/2008 12:00:00 AM
Gỡ khó cho thanh long vào Mỹ
8/26/2008 12:00:00 AM
Thanh long sắp vào Chile và Hàn Quốc
10/6/2010 12:00:00 AM
Phí chiếu xạ cao cản trở thanh long vào Mỹ
10/2/2008 12:00:00 AM
Thanh long có visa vào Mỹ
10/29/2008 12:00:00 AM
Thanh long vào Mỹ vướng yêu cầu chiếu xạ
7/17/2008 12:00:00 AM
Thanh long Bình Thuận được bảo hộ trên đất Mỹ
1/17/2012 12:00:00 AM
Thanh long tăng giá nhưng vẫn thiếu hàng
3/12/2009 12:00:00 AM
Thanh long tiếp tục vào Mỹ
8/5/2009 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Phân bón
Thủy sản
Cao su
Sắn
Điều
Sữa
Gỗ
Thịt & thực phẩm
Hồ tiêu
Thức ăn CN
Lúa gạo
Thuốc trừ sâu
Mía đường
Thương mại
Cà phê
Nông thôn
Nông nghiệp
Đặt mua báo cáo
012.88.256.256
Chọn báo cáo
Huỷ
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
×
Tên báo cáo
Bản tin lúa gạo tuần 47
Bản tin rau quả tuần 46
Bản tin lúa gạo tuần 46
Bản tin lúa gạo tuần 41
Bản tin Cà phê tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Lộ trình Giảm tổn thất sau thu hoạch trong các chuỗi giá trị tại Việt Nam- Giai đoạn 1
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG TRUNG QUỐC THÁNG 5.2021
Báo cáo thường niên Ngành Thủy sản năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2017 và triển vọng năm 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành Cà phê Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2016 và triển vọng năm 2017
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2016 và triển vọng năm 2017
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên Ngành Cà phê Việt Nam năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên Ngành Sữa Việt Nam năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên Ngành Thuốc bảo vệ thực vật năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành Nông nghiệp Việt Nam 2015 - 2016
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2015 và triển vọng năm 2016
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2015 và triển vọng 2016