Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đồng bằng sông Cửu Long: Trúng mùa lúa, nông dân đợi được giá
31 | 07 | 2008
Nông dân các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã thu hoạch trên 50% diện tích trong tổng diện tích 1,6 triệu ha lúa hè thu chính vụ với năng suất bình quân trên 5 tấn/ha,^ cao hơn năng suất vụ hè thu năm ngoái. Theo Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Cục Phó cục trồng trọt (Bộ NN-PTNT) nhận định: Vụ hè thu năm nay, ĐBSCL đã cơ bản vượt qua những thử thách trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh xảy ra nhiều... nhưng năng suất, sản luợng lúa vẫn đạt yêu cầu. Hiện nay giá lúa hè thu bán ra từ 4.700 đồng đến 5.100 đồng/kg, được xem là trúng giá,cao hơn những vụ hè thu trước và nguời nông dân được lãi khoảng 1.500 đồng/kg. Nhưng khi tính toán kỹ thì thu nhập của người nông dân vẫn thấp vì chi phí sản xuất tăng cao và hạt lúa lại phải đi qua nhiều trung gian trước khi trở thành hạt gao xuất khẩu, những nguời trung gian luôn được huởng lợi nhiều nhất từ hạt lúa của nông dân .
Thật vậy, ngoài một số nông dân ở các tỉnh có diện tích vuờn cây ăn trái như Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre... thì vừa trồng lúa vừa làm vuờn, còn lại phần lớn nguời nông dân ở các địa phương khác của ĐBSCL hầu như chỉ sống dựa vào độc canh cây lúa, trong đó chủ yếu là sản xuất 2 vụ lúa chính là Đông xuân và hè thu. Vụ lúa Đông Xuân năm nay, toàn vùng ĐBSCL gieo sạ được 1 triệu 550 ngàn ha với năng suất bình quân đạt 6 tấn/ha và tổng sản luợng trên 10 triệu tấn lúa, tăng 300.000 tấn so với vụ đông xuân trước . Vụ hè thu cũng xuống giống gieo sạ được khoảng 1,6 triệu ha với năng suất lúa bình quân dự kiến đạt trên 5 tấn/ha và sẽ cho tổng sản luợng trên 8 triệu tấn.Như vậy, năm 2008 này, chỉ tính 2 vụ sản xuất lúa chính cũng mang lại cho ĐBSCL tổng sản luợng lúa trên 18 triệu tấn (tương đương 8,5 đến 9 triệu tấn gạo), trong đó sau khi trừ luợng lúa tiêu dùng trong nước thì số luợng lúa phải từ 5 - 6 triệu tấn dùng để xay xát thành gạo xuất khẩu tương ứng khoảng 2,5 đến 3 triệu tấn. Nguyên nhân chính làm cho diện tích và năng suất lúa Đông Xuân và hè thu năm nay đạt cao là do có một số địa phương tăng diện tích gieo cấy như tỉnh Sóc Trăng tăng trên 73.000 ha, An Giang tăng 9000 ha... và do giá thu mua lúa năm nay cũng tăng lên khá cao so với các vụ đông xuân, hè thu năm ngoái (năm 2007 giá lúa đông xuân chỉ khoảng 3200 đồng đến 3 600 đồng/kg và giá lúa hè thu cũng chỉ khoảng 3200 đồng/kg), trong khi đó năm nay giá lúa đông xuân có thời điểm tăng lên trên 5.000 đồng/kg đã khuyến khích người nông dân nhiều tỉnh đua nhau mở rộng diện tích trồng lúa. Tính đến đầu tháng 7/2008,các tỉnh ĐBSCL đã có khoảng 200 ha vuờn cây ăn trái, 500 ha dứa, trên 3000 ha tràm, 1000 ha mía và khoảng 20.000 ha ao nuôi tôm đã bị nông dân phá bỏ để chuyển sang trồng lúa bất chấp những cảnh báo của các nhà khoa học cũng như ngành nông nghiệp ở địa phuơng đối với nguy cơ thất bại và thiệt hại cho nông dân khi tăng diện tích trồng lúa một cách tự phát, không theo kế hoạch.

Tuy nhiên, với giá lúa tăng cao như hiện nay, đáng lẽ người nông dân phải được huởng lợi từ hạt lúa do họ làm ra, nhưng thực tế qua khảo sát ở nhiều địa phương, nông dân không còn lãi bao nhiêu từ hạt lúa do các nguyên nhân như: giá vật tư, phân bón năm nay tăng vọt gấp 2 - 3 lần so với các năm trước và năm nay chi phí nhân công trong làm đất, thu hoạch lúa cũng tăng gấp 2 lần so với những vụ sản xuất trước. Theo tính toán của nông dân Dương Văn Hữu ở huyện Thủ Thừa tỉnh Long An, cho rằng chi phí vụ sản xuất lúa hè thu năm nay phải lên đến 13 - 15 triệu đồng/ha và sau khi thu hoạch với năng suất đạt khoảng 6 tấn/ha, người nông dân chỉ còn lãi 12 đến 15 triệu đồng/ha. Như vậy, một công ruộng (1000 m2) trong 3 tháng chỉ mang lại lợi nhuận có 1,2 - 1,5 triệu đồng, trong khi đó bình quân một hộ nông dân ở ĐBSCL chỉ có khoảng từ 1 đến 2 ha ruộng thì coi như chỉ đủ ăn sau khi thu hoạch các vụ lúa vì mọi thứ chi phí trong sinh họat của họ đều dựa vào lúa, hầu như không có dư, còn nếu hộ nào chỉ có 1 hecta trồng lúa mà không có nghề nào phụ thêm thì coi như chỉ đủ sống chật vật và gặp thiếu thốn trong cuộc sống. Một nguyên nhân khác làm cho người nông dân không được huởng đúng công sức của mình trên những hạt lúa làm ra là hạt lúa trước khi trở thành hạt gạo xuất khẩu đã phải đi qua ít nhất 4 tầng nấc trung gian (từ thuơng lái thu mua lúa lẻ đến các đại lý tập kết, xay xát, công ty xuất khẩu...) bị các tầng nấc trung gian này "ăn lời" khá nhiều. Bên cạnh đó, còn do những chính sách thiếu nhất quán của Nhà nước đã làm cho những khâu trung gian được huởng lợi nhiều từ hạt lúa của nông dân.

Theo Giáo sư, tiến sĩ Võ Tòng Xuân, giá gạo đang giảm hiện nay chỉ là tạm thời do nhu cầu thị trường đã "no" sau một thời gian nhiều quốc gia nhập khẩu gạo để giải quyết nhu cầu cấp bách trong nuớc họ. Điều này cho thấy nhu cầu gạo thế giới vẫn cao và đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước mua lúa ở mức giá cao hơn hiện nay.

Theo Bộ NN-PTNT dự kiến năm 2008, cả nước sẽ sản xuất đạt 36 triệu tấn lúa. Với sản luợng lúa gạo trên, ngoài đáp ứng đủ nhu cầu trong nuớc, bảo đảm không để xảy ra cơn sốt gạo "ảo" như tháng 4/2008 vừa qua do những kẻ đầu cơ, tung tin không chính xác để trục lợi, gây mất ổn định trong xã hội, Việt Nam vẫn còn khoảng 4 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu. Do vậy vấn đề còn lại, Nhà nước cần kịp thời có những chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý, nhất là trong việc tổ chức, điều hành tốt công tác xuất khẩu gạo sao cho vừa đảm bảo hài hòa các mục tiêu an ninh luơng thực vừa tiêu thụ được hết lúa hàng hóa của nông dân với giá có lợi nhất để làm cho nghề trồng lúa trở thành một nghề mang lại lợi nhuận đáng kể và nâng cao được cuộc sống của người nông dân ĐBSCL./.



Nguồn: agroviet.gov.vn
Báo cáo phân tích thị trường