Tại đây, nhiều ý kiến cho rằng, sau thời gian thăng hoa gia nhập WTO, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng, phá sản.
Để doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, tránh bị phá sản, các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều kiến nghị.
Về vĩ mô, Chính phủ nên cho phép doanh nghiệp tham gia rộng rãi hơn trong hoạch định hoặc đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng tới doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần thời gian nhất định để điều chỉnh với tình hình kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô thay đổi.
Các cơ quan chính phủ phải đối thoại, thông tin đầy đủ với doanh nghiệp về các dự kiến hoạch định chính sách. Đã đến lúc Chính phủ nên xem xét một chương trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để tránh suy thoái.
Về vi mô, Chính phủ phải có một chương trình lớn ở cấp quốc gia về đào tạo cán bộ và công nhân lành nghề. Đặc biệt là công nhân lành nghề.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chú trọng về quản trị tài chính. Để tránh nguy cơ vỡ nợ và phá sản, các doanh nghiệp cần cơ cấu lại tài chính vì đó là trọng tâm của quá trình tái cơ cấu hoạt động, xây dựng mục tiêu đạt các chuẩn mực tài chính như hệ số an toàn vốn tối thiểu, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản...
Các doanh nghiệp cũng cần nâng cao tính minh bạch, chuẩn mực tài chính và xây dựng hệ thống cơ chế quản lý tài chính đồng bộ, thống nhất; cần chuẩn hoá hệ thống công nghệ phục vụ hạch toán kế toán, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.