Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Một số vấn đề trong ngành cà phê Braxin hiện nay
15 | 10 | 2008
Nếu như quy tắc cơ bản của cà phê cũng giống như các mặt hàng khác có giá tăng gấp đôi trong năm vừa qua thì tại sao giá cà phê lại không tăng vọt? Một số người trồng cà phê cho rằng giá cà phê sẽ sớm tăng trong khi các quan chức ở Brasilia đang tiến hành điều tra vấn đề này.
Ông Aguinaldo Lima, một người trồng cà phê và cũng là một cán bộ hợp tác ở Patrocinio, bang Minas Gerais và người đang lãnh đạo Trung tâm thu thập tin tức cà phê của Bộ Nông nghiệp ở Brasilia cho biết, trước đây, 100 USD cho một bao cà phê Arabica 60 kg từng là mơ ước của nhiều nông dân Brazil. Nhưng hiện nay, khi giá cho một bao cà phê đã lên tới 160 USD thì những người trồng cà phê vẫn cứ cho rằng không được như trước đây vì chi phí trồng cà phê đã tăng nhiều hơn so với giá cả trong nhiều năm vừa qua. Hơn nữa, tỷ giá đồng Real của Brazil đã tăng 10 % so với đồng đô la Mỹ trong vòng 12 tháng qua, tăng 40 % trong vòng 5 năm qua, mạnh hơn nhiều so với các ngoại tệ khác. Việc tỷ giá đồng Real tăng là một vấn đề mới mà cộng đồng cà phê Brazil đang phải đối mặt.

Với việc phát hiện nhiều mỏ dầu ở một số vùng biển, Brazil đã trở thành một nơi rất lý tưởng cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, với việc nhập khẩu phát triển nhanh hơn xuất khẩu, Brazil đã rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách sau một số năm thặng dư ngân sách. Nếu xu hướng này tiếp diễn, đồng Real sẽ có xu hướng suy giảm trong 2 hoặc 3 năm tới. Trong những năm gần đây, nhu cầu về cà phê đã tăng nhanh hơn mức cung, trong khi lượng dự trữ ở tại Brazil và các nước khác đang ở mức thấp nhất trong vòng mấy thập kỷ trở lại đây.

Trong vài năm gần đây, Brazil chuyển sang tiêu thụ nội địa nhiều cà phê hơn mức đã trồng được và với nguồn cung cạn kiện hiện nay thì tình trạng này khó có thể tiếp tục duy trì được.

Trước nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng ở Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác, cùng với sự nguồn dự trữ liên tục giảm đã làm cho giá của bột mỳ, đậu nành, thịt bò và nhiều hàng hóa nông phẩm khác đều tăng ít nhất là gấp đôi trong vòng 12 tháng qua.

Với những quy luật tương tự như các mặt hàng nói trên thì nhiều nhà phân tích cho rằng giá cà phê có thể sẽ tăng mạnh trong tương lại gần.

Luis Hafers, một người trồng cà phê lâu năm cho rằng nhận định này chỉ thay đổi một khi thị trường thống nhất với thực tế là vụ mùa hiện tại sẽ ít hơn 50 triệu bao thay vì mức 55 triệu bao như nhiều nhận định trước đây. Hơn nữa, sản lượng vụ 2009/2010 tới chắc chắn sẽ thấp hơn niên vụ này. Điều này có nghĩa là Brazil sẽ không thể xuất khẩu 30 % lượng cà phê của toàn thế giới nữa, với kết quả là giá sẽ “bùng nổ” trước thời điểm cuối năm nay. Ông Joachim Libanio, quản lý xuất khẩu của Tập đoàn Cooxupe ở Varginia, Minas Gerais, nhà xuất khẩu cà phê đứng thứ nhì Brazil lo ngại rằng do giá phân bón đã tăng gấp đôi trong năm vừa qua, nông dân sẽ dùng phân bón ít hơn nhiều so với mức hiện nay làm cho sản lượng niên vụ 2010/11 sẽ giảm.

Trong những năm vừa qua, Brazil đã xuất khẩu trung bình khoảng 27 triệu bao cà phê nhân và cà phê hòa tan, trong khi lượng tiêu thụ trong nước, đã tăng lên mức 4-5 % một năm, đạt 18 triệu bao. Nếu nhu cầu trong nước vẫn tiếp tục tăng như hiện nay thì mỗi năm Brazil sẽ cần thêm gần 1 triệu bao cà phê nữa cho thị trường trong nước. Nếu Brazil muốn giữ vững mức xuất khẩu cà phê chiếm 30 % lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới, hiện tăng 1,5 % mỗi năm thì nước này cần thêm 700.000 bao cà phê nữa mỗi năm. Chưa nhìn thấy các khoản đầu tư phục vụ cho sự tăng trưởng nhu cầu nêu trên nên chắc chắn rằng sản lượng sẽ tiếp tục giao động ở mức 40-45 triệu bao, do đó, thị phần của Brazil sẽ sụt giảm. Luis Hafers cho biết điều này không làm ông lo ngại. Mối quan tâm chính của ông là liệu trồng cà phê có mang lại lợi nhuận hay không.

Bộ Nông nghiệp Brazil rất lo ngại rằng giá cà phê sẽ không tăng theo các mặt hàng khác nên đã thành lập một nhóm công tác do ông Lima lãnh đạo để tìm hiểu, giải thích và đưa ra giải pháp cho vấn đề này.

Sản lượng cà phê niên vụ 2009/10 sẽ giảm mạnh.
Nếu giá cà phê không tăng trong năm nay như dự kiến thì nhiều nông dân sẽ cắt giảm diện tích trồng cà phê cũng như giảm bớt lượng phân bón. Điều này đồng nghĩa là niên vụ 2009/10 sản lượng sẽ thấp hơn niên vụ hiện tại, thậm trí thấp hơn mức 37-38 triệu bao như nhiều người dự đoán cho niên vụ tới.

Do hạn hán đã ảnh hưởng đến nhiều vùng trồng cà phê từ cuối năm ngoái nên mùa vụ này có vẻ sẽ không đạt tới mức 55 triệu bao như mong đợi trước đây. Cùng với việc giá phân bón tăng, chi phí lao động vốn chiếm 25% chi phí của một bao cà phê giờ đây đã tăng lên gần 30%. Giá lao động trong những năm vừa qua đã tăng gấp 6 lần so với năm 1994. Giá dầu diesel, phân bón, điện và nhiều chi phí đầu vào khác cũng đã tăng từ 4-5 lần trong cùng khoảng thời gian đó, chi phí vận chuyển cũng tăng cao.

Brazil sản xuất nhiều Robusta hơn
Thói quen uống cà phê đã lan rộng ra nhiều nước mà trước đây trà được coi là đồ uống phổ biến, điều này giải thích tại sao lượng cà phê hòa tan ngày càng tăng, vì vậy, tỷ lệ cà phê robusta cũng được đấu trộn nhiều hơn. Một phần là do sản lượng cà phê niên vụ 2007/08 của Việt Nam giảm nên giá cà phê robusta giờ đã tăng lên mức đỉnh điểm, chỉ thấp hơn 15 % so với mức giá trung bình của cà phê Arabica. Tình hình giống như khi những hiệp ước của ICO được thực hiện. Chênh lệch lớn về giá giữa Robusta và Arabica bắt đầu từ những năm 1980 và kéo dài khoảng 15 năm, chủ yếu là do sự thành công trong việc trồng Robusta ở Việt Nam. Do giá Robusta rẻ hơn giá Arabica trong thời gian quá dài nên nhiều doanh nghiệp rang xay cà phê ở nhiều nước mà trước đây họ chỉ sử dụng toàn Arabica, thì nay đã phối trộn tới trên 40 % Robusta. Ưu điểm của cà phê Robusta là dễ trồng, sản lượng cao và tỷ lệ thu hồi cao trong sản xuất cà phê hòa tan.

Ông Nathan Herszkowicz, giám đốc điều hành Hiệp hội những nhà rang xay cà phê Brazil cho biết nếu trung bình mỗi hecta trồng cà phê chỉ thu hoạch được 25 bao cà phê trong năm nay thì từ 1 hecta trồng loại cà phê Robusta Conillon có thể thu hoạch được 100 bao hoặc nhiều hơn.

Cà phê hòa tan Brazil mất sân
Ông Maura Malta, giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà sản xuất cà phê hòa tan Brazil công nhận là sẽ có nhiều cà phê Conillon hơn, chiếm 70% lượng cà phê sử dụng trong cà phê hòa tan. Nhưng xuất khẩu cà phê hòa tan ở Brazil không giữ được tốc độ phát triển nhu cầu của mặt hàng này. Việc giá đồng Real ngày càng tăng có nghĩa là cà phê hòa tan của Brazil đang ngày càng ít cạnh tranh hơn. Trên lý thuyết, có thể nhập khẩu cà phê rẻ và hoàn trả lại dưới dạng tái xuất khẩu sau khi chế biến.

Điều này cho phép phối trộn với cà phê từ các nước Châu Phi, nơi các nhà tiêu thụ cà phê như Tây Ban Nha và Pháp ưa thích hay cà phê của Việt Nam thường có giá rẻ hơn. Tuy nhiên, phải thực hiện quy định về kiểm dịch thực vật để đảm bảo rằng cà phê nhập khẩu không mang hiểm họa dịch bệnh cho Brazil. Quy trình này phải mất ít nhất hai năm, do đó, việc nhập khẩu là không thể được. Một trở ngại nữa là ngành công nghiệp cà phê hòa tan không thể chịu thêm nhiều loại thuế suất nữa vì sẽ tăng chi phí sản xuất.

Ngoài vấn đề trong nước, hiện tại Brazil còn phải đối mặt với một thách thức khác là các nước EU, khách hàng lớn nhất của cà phê hòa tan Brazil đánh thuế nhập khẩu 9 % đối với sản phẩm của Brazil.

EU không cho phép một số thành viên mới của EU tiếp tục miễn thuế cho cà phê hòa tan Brazil. Mặt khác, cà phê hòa tan của hầu hết các nước vùng Andean, nước có nhiều dầu mỏ Venezuela được miễn thuế khi vào EU như là các nước Châu Phi. Ông Malta cho biết tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi Brazil vẫn đang ngày càng nhập khẩu nhiều cà phê hơn mà không hề có sự hạn chế nào. 60 % lượng cà phê mà công ty Illy chế biến là lấy từ Brazil, nơi mà giá bán cà phê hòa tan của công ty này cao gấp 5-6 lần mức giá mà công ty trả cho 150.000 bao cà phê đã mua ở nước này. Hãng Starbuck hiện nay đang mở các cửa hàng ở nhiều trung tâm thương mại của Brazil cũng nhập khẩu nhiều thương hiệu từ Mỹ. Mức lợi nhuận thấp của ngành công nghiệp cà phê hòa tan Brazil có nghĩa là các công ty không còn khả năng cấp vốn đầu tư để duy trì mức tăng ổn định cho nhu cầu cà phê hòa tan khô ổn định. Chỉ có 3 trong số 7 nhà máy chế biến cà phê hòa tan làm ra cà phê sấy khô ổn định. Mặc dù loại cà phê này chỉ chiếm 7,5 % trong hỗn hợp cà phê hòa tan đã xuất đi nhưng nó lại chiếm 11,5 % nguồn thu cuả ngành công nghiệp này.

Giá cà phê cao hơn sẽ dồn nhiều doanh nghiệp xay cà phê nhỏ vào chân tường.
Nếu những người trồng cà phê đang lo lắng về việc giá cà phê có tăng không thì các nhà xuất khẩu, những người ít có tác động bởi giá cà phê thì lại có thái độ trung dung hơn. Tuy nhiên, 1.220 doanh nghiệp xay cà phê ở nước này lại có những cảm xúc rất lẫn lộn về việc họ sẽ phải trả nhiều hơn cho việc thu mua cà phê. Cũng như những người trồng cà phê, các doanh nghiệp xay cà phê biết rằng mức lợi nhuận của họ đang thu hẹp dần trong 15 năm qua. Trong khỏang thời gian đó, giá của một bao cà phê đã tăng gấp đôi, tuy nhiên, các khoản chi phí lao động và giá các vật tư nông nghiệp đã tăng 5-6 lần.

Với nhu cầu tăng trường là 4,5 % một năm, gần 1 triệu bao cà phê đã được đưa thêm vào thị trường mỗi năm. Tuy nhiên, mức lợi nhuận ngày càng trở nên hạn hẹp khiến nhiều doanh nghiệp xay cà phê rơi vào tình trạng không trả được nợ. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp xay cà phê lớn bao gồm cả công ty của Tập đoàn Sara Lee và Straus Elite cũng như các doanh nghiệp lâu năm khác như Melitta, công ty chỉ phân phối cà phê cho các vùng trung tâm phía Nam thì nay đã phát triển mạng lưới bán lẻ ra cả nước. Tiếp đó, các công ty xay cà phê lớn ở phía Đông Bắc cũng bắt đầu tiến hành phân phối trên phạm vi cả nước. Khuynh hướng này đã tạo ra một sức ép rất lớn đối với hàng trăm công ty xay cà phê nhỏ, rất nhiều trong số đó là công ty mang tính chất gia đình chỉ hạn chế trong một khu vực nhất định.

Thu nhập của nhiều hộ gia đình có mức thu nhập thấp đã được tăng lên so với mức thu nhập của tầng lớp trung lưu ở Brazil nên phần lớn lượng cà phê do các công ty nhỏ này là do các gia đình có thu nhập thấp mua, họ có xu hướng mua những nhãn hiệu rẻ tiền hơn. Mặc dù nền kinh tế Brazil dự kiến vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm nay khoảng 4,5 % so với năm 2006 là 5 %, dự kiến lượng cà phê bán ra trong năm nay cũng sẽ tăng khoảng 4% so 5% của năm trước. Lạm phát ở Brazil sẽ giữ ở mức 6 % năm nay trong khi giá của các thực phẩm thiết yếu chiếm tỷ lệ lớn trong chi tiêu của các gia đình thu nhập thấp đã tăng cao, do đó, việc buôn bán cà phê sẽ chậm đi. Trong tình huống như vậy, sự tăng mạnh của giá cả tạo sức ép mạnh mẽ lên người trồng cà phê và có thể để đẩy các doanh nghiệp xay cà phê nhỏ bật ra khỏi thị trường. Abic đang cố gắng tìm đường cho các doanh nghiệp xay cà phê nhỏ đến với các điểm tiêu thụ cà phê, các cửa hàng nhỏ hơn chứ không phải các hệ thống siêu thị lớn.



Nguồn: vinanet
Báo cáo phân tích thị trường