Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tăng khoản đầu tư tập huấn cho nông dân lên gấp mười lần
29 | 11 | 2008
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến tăng khoản kinh phí cho việc huấn luyện nông dân lên gấp 10 lần vào năm 2009 và đó là một bước chuyển biến tích cực nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt lương thực, trong khi giúp người nông dân bảo vệ mùa màng và cải thiện đời sống.
Cục Bảo vệ thực vật (PPD) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, dự kiến sẽ tăng khoản kinh phí từ 10.000 USD trong năm nay lên tới 100.000 USD trong năm 2009 để tập huấn cho nông dân toàn quốc. Sự hợp tác của Cục Bảo vệ thực vật với Coplife Asia - một hiệp hội về công nghiệp khoa học cây trồng - đã trở thành một công cụ hữu hiệu giúp nông dân sản xuất với quy mô nhỏ của Việt Nam áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất và góp phần thúc đẩy an ninh lương thực.
Khoản tăng kinh phí này sẽ trực tiếp mang lại lợi ích cho khoảng hơn 2.000 nông dân trong năm 2009. Chương trình hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả đã lần đầu tiên được phổ biến rộng rãi trong nông dân cả nước. Các nông sản được áp dụng trước tiên sẽ là rau xanh, hoa quả và chè. Kể từ năm 2003, các đối tác đã huấn luyện khoảng 6.800 nông dân tại 28 tỉnh và thành phố. Ngoài ra, hàng trăm ngàn nông dân khác cũng đã học được các kỹ năng nông nghiệp tốt thông qua các chiến dịch giáo dục mở rộng, trong đó có các cuộc thi của nông dân trên truyền hình.

Việc tăng kinh phí cho chương trình tập huấn hướng tới hai mục tiêu chính: Thứ nhất là hướng tới những người nông dân sản xuất quy mô nhỏ, giúp họ nâng cao sản lượng sản xuất; thứ hai là giúp họ nâng cao thu nhập và làm nông nghiệp tốt hơn .

Trong tháng 8, CropLife Asia đã thành lập Ủy ban CropLife Asia dưới sự bảo trợ của Ủy ban Thương mại châu Âu để hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy những nỗ lực trong quản lý, thiết lập các quy chế và tiến hành các chương trình đào tạo nông dân.

“Việt Nam là một nước sản xuất các sản phẩm nông nghiệp quan trọng và chúng tôi rất vui mừng được cộng tác với Chính phủ Việt Nam trong việc mang những kiến thức chuyên môn cùng với các giải pháp phát triển bền vững tới người nông dân” - Jenny Wang, Giám đốc điều hành Syngenta Việt Nam và là Trưởng nhóm Uỷ ban CropLife Việt Nam – cho biết như vậy.

Ông Ngô Quang Định, một nông dân trồng lúa và rau màu tại làng Đông Mai, tỉnh Bắc Ninh, nói rằng, cuộc sống của ông đã có nhiều chuyển biến tích cực sau khi được huấn luyện về phương pháp sử dụng an toàn thuốc thực vật. Đối nghịch với tình trạng mùa màng thất bát trong những năm 1990, nay sản lượng hoa màu của ông đã tăng tới hơn 50%.

Croplife Asia là một tổ chức phi lợi nhuận, tiên phong trong việc thúc đẩy những nguồn lợi và chịu trách nhiệm sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để bảo vệ mùa màng và cây trồng, cũng như đưa ra các quy định khung hợp lý để giúp cho nền nông nghiệp phát triển bền vững ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Là một đơn vị khu vực nằm trong mạng lưới Croplife Quốc tế, một liên bang toàn cầu của ngành khoa học cây trồng có mặt tại hơn 90 nước, Croplife đã giúp đỡ, ủng hộ các hoạt động của 15 hiệp hội thành viên và được dẫn dắt bởi các công ty thành viên đứng hàng đầu trong việc nghiên cứu và phát triển sản xuất nông nghiệp www.croplifeasia.org



(Báo Công Thương Điện Tử)
Báo cáo phân tích thị trường