Đây là kết quả của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), chính thức có hiệu lực tại Nhật Bản và một số nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) kể từ ngày 1/12/2008. Hiệp định này tạo thêm nhiều lợi thế cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng đồng thời cũng tạo thêm nhiều rào cản mới. Nhật Bản sẽ áp dụng các tiêu chuẩn thương mại khắt khe về xuất xứ nguồn gốc và nhiều tiêu chuẩn vệ sinh đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây là hai lĩnh vực mà Việt Nam vẫn chưa thực hiện tốt. Tới đây, Việt Nam sẽ phối hợp với Nhật trong việc thành lập Ủy ban hợp tác nhằm xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng một trung tâm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế. Đổi lại, cũng như các nước ASEAN, Việt Nam sẽ phải đáp ứng các tiêu chí nhất định về sử dụng nguyên liệu.
Theo Vasep, Nhật đang là thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh lớn nhất của Việt Nam (chiếm 29,76 % giá trị xuất khẩu) với kim ngạch ước đạt gần 400 triệu USD. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Bà Dương Ngọc Kim, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN) cho biết đã ký hợp đồng xuất khẩu 1.000 tấn thành phẩm nông sản với Công ty Xuất khẩu Toyota Tsusho (Nhật Bản). Mới đây, Fimex VN vừa xuất khẩu sang Nhật được 2 container với khối lượng 20 tấn.
Nhiều doanh nghiệp khác cũng cho biết: thông thường, những tháng cuối năm, tại Mỹ và EU, hoạt động xuất khẩu rất sôi động nhưng năm nay xuất khẩu vào những thị trường này có chiều hướng chững lại. Để giảm bớt rủi ro về tài chính, nhiều doanh nghiệp đã cân đối lượng hàng xuất khẩu, lựa chọn thị trường thích hợp. Nhật Bản đang là thị trường được các doanh nghiệp hướng đến.
Đây là kết quả của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), chính thức có hiệu lực tại Nhật Bản và một số nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) kể từ ngày 1/12/2008. Hiệp định này tạo thêm nhiều lợi thế cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng đồng thời cũng tạo thêm nhiều rào cản mới. Nhật Bản sẽ áp dụng các tiêu chuẩn thương mại khắt khe về xuất xứ nguồn gốc và nhiều tiêu chuẩn vệ sinh đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây là hai lĩnh vực mà Việt Nam vẫn chưa thực hiện tốt. Tới đây, Việt Nam sẽ phối hợp với Nhật trong việc thành lập Ủy ban hợp tác nhằm xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng một trung tâm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế. Đổi lại, cũng như các nước ASEAN, Việt Nam sẽ phải đáp ứng các tiêu chí nhất định về sử dụng nguyên liệu.
Theo Vasep, Nhật đang là thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh lớn nhất của Việt Nam (chiếm 29,76 % giá trị xuất khẩu) với kim ngạch ước đạt gần 400 triệu USD. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Bà Dương Ngọc Kim, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN) cho biết đã ký hợp đồng xuất khẩu 1.000 tấn thành phẩm nông sản với Công ty Xuất khẩu Toyota Tsusho (Nhật Bản). Mới đây, Fimex VN vừa xuất khẩu sang Nhật được 2 container với khối lượng 20 tấn.
Nhiều doanh nghiệp khác cũng cho biết: thông thường, những tháng cuối năm, tại Mỹ và EU, hoạt động xuất khẩu rất sôi động nhưng năm nay xuất khẩu vào những thị trường này có chiều hướng chững lại. Để giảm bớt rủi ro về tài chính, nhiều doanh nghiệp đã cân đối lượng hàng xuất khẩu, lựa chọn thị trường thích hợp. Nhật Bản đang là thị trường được các doanh nghiệp hướng đến.