Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sản lượng đường Việt Nam niên vụ 2006/07 sẽ tăng 27% đạt 1,4 triệu tấn
28 | 06 | 2007
Hiệp hội các nhà sản xuất đường Việt Nam (VASP), dự kiến sản lượng đường của cả nước niên vụ 2006/07 sẽ tăng 27%, đạt 1,4 triệu tấn.

Trong niên vụ trước giá mía đường cao đã khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng mía, với sản lường đường như dự kiến sẽ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước năm 2007 và không cần nhập khẩu. ^

Trong năm 2007, các nhà máy đường lớn của Việt Nam dự kiến sản xuất 1,25 triệu tấn đường tinh luyện, tăng 31,6% so với  niên vụ trước. Những nhà sản xuất nhỏ lẻ và những lò luyện thủ công sẽ cung cấp 150.000 tấn đường thô. Lượng đường thô hầu hết được sử dụng cho các nhà máy bánh kẹo.

Việt Nam hiện có 37 nhà máy, hoạt động với công suất 1,6 triệu tấn/năm, một nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế sản lượng đường trong nước là sự thiếu hụt mía đường trong cả nước.

Vụ mía đường của Việt Nam thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau.

Trong mấy tháng qua, giá mía đường trong nước đạt mức kỷ lục là nhân tố quan trọng khuyến khích người nông dân mở rộng diện tích trồng mía. Thậm chí, trong mấy tuần mới đây, giá mía đường giảm một cách đáng kể, nhưng người trồng mía vẫn có lãi. 

Hiện tại giá đường tinh luyện của nhà máy được bán với giá 7,4 triệu đồng/tấn, giảm so với 9 triệu đồng/tấn so với hồi tháng 9/2006. Điều đó khiến những nhà máy đường công nghiệp không khỏi lo lắng khi Việt Nam gia nhập WTO.

Mức thuế nhập khẩu đường từ 40% trong năm 2006, Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế nhập khẩu đường còn 30% trong năm 2007, 20% năm 2008, 10% năm 2009 và sau đó xuống còn 5% trong năm 2010.

Điều mà nhiều nhà máy đường lo lắng đó là giá mía đường trong nước luôn đạt 27-30 USD/T, mức giá cao nhất so với các nước trong khu vực, với Thái Lan giá mía đường là 21 USD/T.

Trong năm 2006, Việt Nam đã nhập khoảng 200.000 tấn đường, tăng 100.000 tấn so với năm 2005.



(Nguồn tin: Vinanet)
Báo cáo phân tích thị trường