Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng: Tại sao không?
17 | 03 | 2009
Câu chuyện kích cầu nóng lên với sự nhập cuộc từ Chính phủ đến các cấp bộ ngành. Doanh nghiệp ở đâu trong chuỗi kích cầu đó?

Nhưng câu chuyện kích cầu ở Việt Nam lại có tới 2 phiên bản. Phiên bản một dành cho số đông - và tương tự như các doanh nghiệp thế giới. Phiên bản 2 dường như chỉ thuộc về một số doanh nghiệp tuy không độc quyền nhưng lại có… quyền lực thị trường gần như tối thượng.

Không chỉ là câu chuyện tăng giá

Trong khi Chính phủ đang tìm mọi cách để hỗ trợ doanh nghiệp - từ đó gián tiếp hỗ trợ người tiêu dùng, thì không ít doanh nghiệp kiên quyết... bảo vệ lợi nhuận của mình thay vì chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Sau nhiều “rục rịch”, cuối cùng, Abbott cũng có thông báo chính thức về việc tăng giá sữa lên 4%. Bằng văn bản ngày 24/2/2009, hãng này lý giải: “do tỉ giá USD liên tục tăng so với đồng Việt Nam” và vì vậy họ phải bảo vệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phân phối độc quyền.

Tuy nhiên, cũng cần tìm hiểu vì sao Abbott lại “dũng cảm” tăng giá trong khi các 120 nhãn sữa trên thị trường đang dùng nhiều “chiêu” để kích cầu, thậm chí là giảm giá như khi mua sữa của Mead Johnson từ 400g-1,8kg, khách được tặng hộp giấy loại 200g, tính về giá người tiêu dùng tiết kiệm được từ 22-31%. Nhưng điều này cũng dễ lý giải thôi, hiện Abbott chiếm khoảng 30-31% thị trường sữa Việt Nam, với doanh thu khoảng trên 3.000 tỉ đồng/năm.

Với quyền lực của kẻ nắm “miếng bánh” lớn, nhãn sữa này đã không ngần ngại trong việc tăng giá vì phân khúc của họ là người có thu nhập từ mức khá trở lên và vì đa phần đối tượng sử dụng sữa của họlà trẻ em. Mà bà mẹ nào cũng biết không thể tùy tiện thay đổi sữa cho trẻ nhỏ nếu không muốn bé bị rối loạn tiêu hóa. Abbott đã lợi dụng tâm lý “tất cả vì con em chúng ta” của các bà mẹ để… tăng giá do tỷ giá biến động.

Liệu doanh nghiệp có sai?

Phải khẳng định rằng các doanh nghiệp này không vi phạm pháp luật, thậm chí là nắm vững kỹ nghệ kinh doanh! Theo luật sư Vũ Xuân Tiền, Giám đốc Công ty tư vấn VAFM ViệtNam: “Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có quyền bán hàng theo giá thỏa thuận, đặc biệt với những mặt hàng không nằm trong nhóm phải quản lý giá”.

Tuy nhiên, luật sư Tiền cũng cho rằng ở đây các doanh nghiệp này đang thiếu đi một mảng quan trọng là nền văn hóa doanh nghiệp: đó là đạo đức kinh doanh. Đồng tình với quan điểm này, ông Hồ Tất Thắng, Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), đã nhận định, người tiêu dùng (NTD) đang “bị xâm phạm một cách rất nặng nề và nghiêm trọng”. Ông Thắng cũng cho rằng người tiêu dùng cần có quan điểm rõ ràng trong việc lựa chọn s ản phẩm tiêu dùng, bởi đó chính làquyền lợi và trách nhiệm đối vớ ichính mình và người tiêu dùng khác.

Doanh nghiệp cũng cần kích cầu tiêu dùng

Cùng với thế giới, gói giải pháp kích cầu 17.000 tỷ đồng của Chính phủ đang đồng hành cùng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn. Khoản tài chính 17.000 tỷ đồng (1 tỷ USD) được dành trọn gói để hỗ trợ bù 4% lãi suất cho các doanh nghiệp bổ sung vốn sản xuất, kinh doanh, thực chất là kích cung một cách trực tiếp. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp cũng cần phải chung tay cùng Chính phủ để thoát khỏi khủng hoảng.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, luôn tồn tại khoảng cách giữa sức mua thật và tiềm năng thị trường của một nước có hơn 86 triệu dân nhưng nghèo, với 70% dân số là nông dân, có thu nhập 17 triệu đồng/năm, tương đương 1,4 triệu đồng/tháng. Và vì vậy, để sức mua không chỉ là “tiềm năng”, các doanh nghiệp nên giảm giá để kích cầu và nếu không thể giảm giá được thì ít nhất cũng nên giữ giá. Theo ông Thành, đó không chỉ là một biện pháp chia sẻ khó khăn với Nhà nước và người tiêu dùng mà hơn thế, còn là một cách thức kinh doanh bền vững.



(Doanh Nhân/Vietnam+)
Báo cáo phân tích thị trường