Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nâng cao vị thế giá cho hàng nông sản Việt Nam
07 | 07 | 2009
Được mùa, xuất khẩu tăng, đó là những niềm vui của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2009 khi mà các đơn hàng xuất khẩu gạo đã và đang trở thành hiện thực đưa tổng số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lên đến 6 triệu tấn. Mức xuất khẩu kỷ lục trong vòng 20 năm qua sẽ giúp thu về khoảng 2 tỷ USD, tăng thêm 200 triệu USD so với năm 2008. Đây sẽ là con số đáng mừng cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nhưng có một vấn đề đặt ra là liệu giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã là giá tốt nhất, người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu đã được hưởng lợi lớn từ việc xuất khẩu kỷ lục này.

Theo số liệu thống kê của AGROINFO, mỗi năm Thái Lan sản xuất được 20 triệu tấn gạo, trong đó dành cho xuất khẩu là gần 10 tấn, trong khi Việt Nam sản xuất được 25 triệu tấn gạo, 20 tấn dành cho tiêu dùng trong nước. Việt Nam và Thái Lan hiện đang là hai nước đóng vai trò lớn trong việc xuất khẩu gạo ra thế giới, ước tinh trong năm 2009 số gạo xuất khẩu của hai nước sẽ lên tới 15 triệu tấn, chiếm một nửa lượng gạo trao đổi trên thế giới. Tuy nhiên gạo xuất đi của Việt Nam bao giờ cũng thấp hơn giá xuất khẩu của từ 30-40USD/tấn. Còn theo tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc(FAO) giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trung bình rẻ hơn giá gạo của Thái Lan khoảng 161USD /tấn. Nguyên nhân của tình trạng này là do chất lượng gạo của Việt Nam không bằng với chất lượng gạo của Thái lan, nhưng còn một nguyên nhân nữa đó là việc chính các doanh nghiệp của Việt Nam thay vì nâng cao chất lượng, thương hiệu và tính chuyên nghiệp thì lại tự giảm giá gạo xuất khẩu để nhận được các đơn hàng.

Không chỉ là câu chuyện giá lúa gạo xuất khẩu bị thấp hơn nước bạn mà ngay cả những mặt hàng khác như tôm, cá, hạt tiêu cũng bị cạnh tranh về giá theo kiểu này. Gần đây nhất là câu chuyện xuất khẩu mặt hàng trái cây thanh long sang đất Mỹ. Một doanh nghiệp làm thì giá còn cao nhưng thêm một doanh nghiệp, tưởng thêm được số lượng đơn hàng thì đơn giá lại giảm.

Việt Nam là nước có lợi thế về xuất khẩu các mặt hàng nông sản đứng nhất, nhì thế giới, điều mà không phải quốc gia nào cũng có. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ quan tâm đến việc đẩy mạnh số lượng xuất khẩu mà chưa chú trọng đến khâu làm giá, một trong những khâu mang tính chất quyết định nguồn lợi nhuận ít hay nhiều. Mà để có được nguồn lợi nhuận lớn mà quan trọng hơn là nâng cao vị thế giá cho mặt hàng nông sản Việt Nam thì chính các doanh nghiệp xuất khẩu phải biết đặt lợi ích của quốc gia lên trước lợi ích của doanh nghiệp. Có như vậy thì mới bõ công.



Tuấn Linh/AGROINFO
Báo cáo phân tích thị trường