Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
14 chương trình quốc gia gắn với xoá đói giảm nghèo
28 | 12 | 2008
Theo thông tin từ Viện Chính sách và chiến lược PTNNNT đưa ra trong một cuộc hội thảo ”Người dân nông thôn miền núi trong bối cảnh biến động nền kinh tế vĩ mô” thì hiện hiện trên cả nước có 14 chương trình quốc gia và dự án được thực hiện có nội dung gắn với xoá đói, giảm nghèo.

Các chương trình này được thực hiện trực tiếp hoặc lồng ghép trong các dự án như chương trình 134 là chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình 135là Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

 Tất cả các chương trình này đều hướng tới tuyên truyền, vận động thực hiện giảm nghèo, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, thúc đẩy, khuyến khích ý chí quyết tâm vượt nghèo của mọi người dân; tiếp tục nghiên cứu tạo thêm các chính sách khuyến khích các hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, nhất là ở các xã nghèo, vùng nghèo và từng hộ nghèo, người nghèo. - Tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã, huyện, đặc biệt là các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Gắn kết thực hiện Chương trình giảm nghèo với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường phân cấp cho cơ sở, tạo cho cơ sở chủ động trong quá trình lập kế hoạch, điều hành quản lý các hoạt động của các chương trình giảm nghèo; không lấy lý do năng lực cán bộ xã yếu để trì hoãn việc phân cấp. Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển nguồn nhân lực và mạng lưới tổ chức trợ giúp pháp lý tại cơ sở, đặc biệt là tại các xã vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn, bảo đảm người nghèo khi có nhu cầu đều được trợ giúp pháp lý miễn phí, giúp nâng cao nhận thức pháp luật, tích cực tham gia vào công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội...

Hiện các cấp các ngành đang đẩy nhanh việc triển khai hoạt động của các chương trình như mở rộng các quỹ tín dụng cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất, với lãi suất ưu đãi. Các cơ sở đào tạo và các trung tâm dạy nghề của Nhà nước thực hiện việc đào tạo nghề miễn phí đối với con em các hộ nghèo. Xây dựng đội ngũ những người tình nguyện, bao gồm các cán bộ kỹ thuật, sinh viên mới tốt nghiệp và những nông dân làm ăn giỏi. Nhà nước thông qua các doanh nghiệp Nhà nước bao tiêu sản phẩm và trợ giá.



Tuấn Linh/AGROINFO
Báo cáo phân tích thị trường