Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hà Nội: Nông dân mất đất không ’mặn mà’ với học nghề?
04 | 08 | 2009
- Sau nửa năm thành lập, Quỹ 50 tỷ đồng hỗ trợ nông dân mất đất của Hà Nội vẫn chưa giải ngân được đồng nào. Chính những người nông dân cũng không "mặn mà" gì với chính sách này của thành phố.

Giấy tờ nhiều, tiền chẳng được bao nhiêu

Mới ngoài 30 tuổi nhưng anh Nguyễn Khắc Thanh ở xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, cha của hai đứa con học tiểu học, trông đã khắc khổ như ngoài 40. Bị thu hồi 800 m2 đất trồng lúa, tức gần 70% đất sản xuất, nhường chỗ cho dự án xây trụ sở Bộ Ngoại giao từ cuối năm ngoái, giờ đây gia đình anh trông chờ nguồn thu nhập từ quán nước nhỏ bên đường.
"Nghe nói có quỹ hỗ trợ, tôi mừng quá, đến ngay trụ sở xã hỏi. Nhưng hóa ra muốn nhận được tiền hỗ trợ, phải cầm được tấm bằng học nghề về, xin đủ các loại chữ ký của nhà trường, của xã, rồi đi công chứng các loại giấy tờ theo yêu cầu mà tính ra mỗi năm cao lắm cũng chỉ được vài trăm ngàn", anh Thanh không giấu vẻ thất vọng.

Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm dành cho các hộ dân bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của TP Hà Nội được thành lập vào tháng 12/2008 với số vốn ban đầu 50 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Mục đích là để giúp người dân có nguồn thu nhập lâu dài, thay vì dùng tiền để mua sắm như khi được chi trả trực tiếp tiền.

Tuy nhiên, đến nay Quỹ vẫn chưa giải quyết hỗ trợ được cho trường hợp nào. Lý do chính được Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thế Hùng đưa ra là các hồ sơ gửi lên chưa đủ chứng minh phần đất đã bị thu hồi.

Tiếp xúc với nhiều hộ dân thuộc diện được hỗ trợ tại quận Long Biên và huyện Từ Liêm, một sự thật mà phóng viên ghi nhận được đó rất nhiều hộ dân tỏ ra không "mặn mà" gì với chính sách hỗ trợ này của thành phố.

Chị Nguyễn Thị Thu, cán bộ phòng LĐ-TB&XH của xã Mễ Trì cho biết nhiều hộ dân ở đây thậm chí còn không làm hồ sơ để gửi lên thành phố vì theo họ, khoản tiền không quá 6 triệu đồng để học nghề là "quá ít ỏi", trong khi các yêu cầu về giấy tờ, thủ tục lại quá rườm rà.

Ông Nguyễn Đức Giang, phụ trách thống kê các bản khai ở phường Việt Hưng, quận Long Biên cho biết thêm: "Lúc nghe tin có quỹ hỗ trợ, bà con đã nhanh chóng hoàn thiện thủ tục. Đã hai tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lên quận nhưng đến giờ vẫn chưa có phản hồi gì, nhiều hộ dân cũng chẳng thiết tha gì với nó nữa khi biết rõ hơn mức hỗ trợ và những yêu cầu kèm theo".

Không thể bỏ bớt thủ tục

Ông Nguyễn Thế Hùng cho hay hiện tại đã nhận được hơn 200 hồ sơ, chủ yếu từ quận Long Biên và huyện Từ Liêm nhưng vướng mắc lớn nhất là các hồ sơ đều không có các giấy quyết định thu hồi đất để đối chiếu kiểm tra.

Ông Phạm Thành Hưng, chuyên viên văn phòng quản lý Quỹ cho biết đã về các quận, huyện để kiểm tra, đối chiếu số liệu với bản khai của các hộ dân. Song, "có một sự thật là phòng địa chính của các quận, huyện tuy đều lưu các danh sách quyết định đền bù nhưng do thời gian và có những sự thay đổi về nhân sự nên việc tìm lại các giấy tờ này không dễ, nếu như không muốn nói là nhiều nơi đành bó tay".

Thừa nhận sự thật như ông Hưng nói nhưng ông Nguyễn Văn Quang, trưởng Phòng LĐ – TB & XH huyện Từ Liêm cho biết việc xác minh này không nên quá cứng nhắc và hoàn toàn có thể tin tưởng giao cho các cấp cơ sở bên dưới: "Chính quyền các xã, phường nắm rất rõ và đầy đủ các số liệu. Họ có thể dễ dàng chứng minh, xác nhận cho các hộ dân việc mất bao nhiêu đất vào những thời điểm nào".

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu có thể bỏ qua thủ tục nào cho người dân để họ có thể dễ dàng nhận được sự hỗ trợ hơn thì ông Hưng khẳng định: "Ban quản lý Quỹ đã nghiên cứu rất kỹ các bước thực hiện, không thể bỏ bất cứ bước nào. Nếu không, sau này lỡ có



Theo VNN
Báo cáo phân tích thị trường