Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sẽ cho doanh nghiệp nhập khẩu đường
08 | 10 | 2009
Tình trạng khan hiếm đường giá tăng cao đã khiến cho các đối tượng buôn lậu ráo riết vận chuyển đường giá rẻ Thái Lan qua biên giới vào nội địa. Các Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT đã đưa ra các giải pháp nhằm bình ổn giá đường và hạn chế đường nhập lậu tràn vào…
Cung không đủ cầu: Đường nhập lậu gia tăng

Trung tâm thông tin (Bộ NN&PTNT) cho biết, thực trạng cung không đáp ứng được cầu của thị trường đường trong nước là có thực. Diện tích trồng mía thu hẹp đã ảnh hưởng tới sản lượng mía đường hàng năm. Trong năm 2008, sản lượng mía ở hầu hết các khu vực, đặc biệt là ở Đông Nam Bộ bị suy giảm 33,9%. Tại Việt Nam, giá đường luôn ở ngưỡng cao hơn giá thế giới. Tính riêng giá đường trắng tinh luyện (RE) mà các doanh nghiệp tại Hà Nội phải mua trong giai đoạn 2007/2008 luôn dao động ở mức 590 – 600 USD/tấn trong khi giá của mặt hàng này tại Thái Lan chỉ dao động từ 250- 370 USD/tấn..


Mặc dù Ban chỉ đạo 127 Trung ương đã có Công văn số 55/BCĐ-QLTT ngày 7/8/2009 về việc kiểm soát chặt chẽ đường nhập khẩu vào Việt Nam song sự chênh lệch giá đẩy tình trạng buôn lậu đường trong thời gian qua tăng chóng mặt ở các cửa khẩu. http://ca.cand.com.vn/News/huuuoc/index.htmlĐiều đáng quan tâm, khi đưa vào nội địa, các đối tượng đã “làm phép” biến đường Thái trở thành đường sản xuất trong nước để tăng giá bán… Cục Hải quan Vĩnh Hội Đông (An Giang) vừa mới phát hiện, bắt giữ gần 8 tấn đường nghi vấn nhập lậu chứa trong những bao đường mang nhãn hiệu BESUCO của Công ty Mía đường Bến Tre. Khi lực lượng kiểm tra tiến hành lấy mẫu, chụp ảnh quy cách đóng gói bao bì để xác minh, thì ngay lúc đó đối tượng vận chuyển cũng xuất trình hóa đơn chứng từ của Công ty Mía đường Bến Tre xuất bán cho lực lượng kiểm tra. Tuy nhiên, khi xác minh tại Công ty Mía đường Bến Tre, kết quả cho thấy số hàng trên không phải của công ty này. Thủ đoạn mà các đối tượng buôn lậu đường thường sử dụng là thay bao bì đường Việt Nam từ bên kia biên giới và sử dụng chứng từ mua bán hàng nội địa, hàng tịch thu để hợp thức hóa. Chi cục QLTT An Giang cho biết, đường lậu sau khi đã được gắn nhãn mác hàng nội thì rất khó xử lý. Do không có công nghệ giám định nên dù có biết rõ mười mươi là đường của Thái Lan, nhưng lực lượng chức năng cũng không thể buộc tội dân buôn lậu.


Dự kiến sẽ cho nhập khẩu đường


Trước những phản ánh của doanh nghiệp về tình hình thiếu đường cũng như nguy cơ đường Thái nhập lậu tràn vào cung ứng thị trường nội địa, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Bộ NN-PTNT có chỉ đạo, vận động các doanh nghiệp mía đường tìm mọi cách đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp sử dụng đường số lượng lớn. Việc làm trên nhằm bình ổn giá đường trong nước, tránh tăng đột biến so với giá đường thế giới. Đồng thời, hạn chế tình trạng đường nhập lậu “ăn theo” để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, đảm bảo cho doanh nghiệp đủ nguyên liệu để sản xuất, Bộ NN-PTNT cũng xem xét tình hình, cân đối lại rồi đưa ra con số chính thức về tình hình cung ứng đường. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương xem xét cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu để đảm bảo cung ứng cho thị trường trong nước, giải tỏa bức xúc về giá đường hiện nay.


Bộ Công Thương dự kiến sẽ cho phép các doanh nghiệp (có nhu cầu sử dụng đường lớn như Vinamilk, Kinh Đô…) nhập bổ sung khoảng 10.000 tấn đường để phục vụ sản xuất. Theo đó, số đường được cho phép nhập thêm sẽ làm giảm tình trạng sốt đường trong nước trong. Tuy nhiên, Bộ Công Thương phải có thêm ý kiến của Bộ NN-PTNT. Ngoài ra, tránh tình trạng doanh nghiệp nhập được đường về thì giá đường trong nước đã thay đổi do thời gian làm thủ tục lâu. Việc xem xét cấp phép cho doanh nghip đưng cn đưc thc hin sm so vi thi gian quy đnh.


Theo báo cáo của BCĐ 127 tỉnh An Giang, ước tính mỗi ngày có cả trăm tấn đường cát Thái Lan “bay” qua những cánh đồng mênh mông nước tràn vào Việt Nam bằng những con đường khác nhau. Thời gian qua, lực lượng chống buôn lậu của tỉnh này đã bắt giữ 85.236 tấn đường cát, tăng 79% so cùng kỳ năm trước. Mỗi ngày có khoảng 350- 400 người và khoảng 50 xuồng máy tham gia vận chuyển đường lậu vào các nhà kho dọc khu vực biên giới. Các xã Vĩnh Ngươn (Châu Đốc), thị trấn Tịnh Biên, xã An Nông, An Phú (Tịnh Biên), Khánh Bình, Khánh An (An Phú), Vĩnh Xương (Tân Châu) từ lâu vẫn được coi là “thánh địa” của đường lậu. Trước tình hình này, ông Vương Bình Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Trưởng BCĐ 127 chỉ đạo kiên quyết: không cho phép mở thêm kho chứa hàng ở biên giới, tăng cường kiểm tra bất cứ lúc nào khi có dấu hiệu nghi ngờ. Song, đây chỉ là giải pháp tạm thời, nếu giá đường trong nước liên tục tăng thì việc kiểm soát tình trạng buôn lậu đường qua biên giới vẫn còn gặp khó.



Theo www.baothuongmai.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường