Tuy nhiên, trong vài năm qua, Ấn Độ cũng đã tích cực phát triển các sản phẩm rau quả chế biến. các sản phẩm khá đa dạng từ như đồ uống, nước ép từ trái cây, bột ép từ trái cây, trái cây sấy khô và đông lạnh, đến các sản phẩm rau củ muối, nghiền, xay. Theo dữ liệu do Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm của Ấn Độ thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình cung cấp, công suất thiết kế của các cơ sở chế biến rau quả (đơn vị được FPO cấp phép) đã tăng từ 2,638 triệu tấn tính từ ngày 01/01/2008 lên đến 3,089 triệu tấn vào ngày 01/01/2009.
Để tăng cường năng lực chế biến và thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhằm khai thác tiềm năng của cả hai thị trường trong nước và quốc tế cho các sản phẩm thực phẩm chế biến, ngành Thực phẩm Chế biến (MFPI) của Ấn Độ đã hoàn thành tài liệu “Tầm nhìn 2015”, trong đó dự kiến tăng qui mô của ngành gấp ba lần so với hiện tại, bằng cách tăng mức độ chế biến của các loại rau quả dễ hỏng từ 6% đến 20%; tăng giá trị gia tăng trên sản phẩm chế biến từ 20% đến 35%; tăng thị phần rau quả chế biến của ấn Độ trong thương mại toàn cầu từ 1,5% đến 3% vào năm 2015. Chính phủ ấn Độ cũng đã phê duyệt một chiến lược tổng hợp xúc tiến thương mại nông nghiệp - Tầm nhìn, Chiến lược và Kế hoạch Hành động - cho ngành chế biến thực phẩm.
MFPI đã triển khai thực hiện nhiều đề án khác nhau để thúc đẩy và phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong nước. MFPI, thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính và các biện pháp xúc tiến khác nhau của họ, đã tạo điều kiện cho việc kiến thiết các cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp chế biến nhằm giảm lãng phí trong chế biến, tăng cường thêm giá trị cho sản phẩm và kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm.
Đề án Nâng cấp Công nghệ, Thành lập cơ sở mới, và Hiện đại hóa ngành thực phẩm chế biến là nhằm tăng cường thêm năng lực chế biến hiện tại cho ngành này, nhất là đối với các cơ sở chế biến rau quả.
Theo Đề án trên, MFPI mở rộng hỗ trợ tài chính cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bao gồm cả các cơ sở chế biến rau quả theo hình thức trợ cấp 25% chi phí của nhà xưởng, máy móc và các công trình kỹ thuật dân dụng có mức tối đa là 5 triệu Rupi tại khu vực thông thường hoặc 33,33% chi phí nhưng không vượt quá 7,5 triệu Rupi tại các khu vực khó khăn như Jammu & Kashmir, Himachal Pradesh, Uttaranchal, Sikkim, các tiểu bang ở Đông Bắc, các đảo Andaman, Nicobar, và Lakshadweep, và các khu vực có chính sách phát triển hạ tầng và giao thông vận tải (ITDP).
Ngoài ra, theo Nhiệm vụ Phát triển Công nghệ đồng bộ phục vụ ngành Trồng trọt ở các Tiểu bang ở Đông Bắc và vùng Himalaya, mức hỗ trợ tối đa 50% và không quá 40 triệu Rupi cho việc thiết lập cơ sở và không quá 10 triệu Rupi cho việc nâng cấp các cơ sở chế biến rau quả có sẵn. Một Chương trình Trồng trọt Quốc gia (NHM) đã được phát động với mục tiêu là để thúc đẩy ngành này phát triển.
Để khuyến khích việc thiết lập các cơ sở làm lạnh mới và cải thiện các cơ sở cũ đã lạc hậu trong nước, MFPI có Đề án Kế hoạch cho việc Thiết lập Chuỗi nhà lạnh, Cơ sở hạ tầng bảo quản và Gia tăng Giá trị theo Kế hoạch thứ 11 để cung cấp sự trợ giúp tài chính cho dự án mà các tổ chức nhà nước và tư nhân đề xuất nhằm phát triển cơ sở hạ tầng dây chuyền lạnh.
Đề án dự kiến hỗ trợ tài chính trong các hình thức trợ cấp 50% tổng chi phí xây dựng của nhà máy, máy móc và công trình dân dụng kỹ thuật tại khu vực thông thường và trợ cấp đến 75% tổng chi phí nêu trên cho các công trình tại vùng Đông Bắc và vùng khó khăn và tối đa không quá 100 triệu Rupi. Các sáng kiến đều nhằm mục đích làm đầy các khoảng trống trong chuỗi cung ứng, tăng cường cơ sở hạ tầng dây chuyền lạnh, làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm với các cơ sở hạ tầng tốt hơn trong các công đoạn như lựa chọn, phân loại, đóng gói và chế biến các sản phẩm trồng trọt bao gồm cả các sản phẩm hữu cơ, và các loại hải sản, sản phẩm sữa, và thịt gia cầm, v.v.