Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đắk Lắk: Cần bố trí cơ cấu giống cao su thích hợp với từng vùng đất
13 | 09 | 2010
Mùa mưa năm nay, các doanh nghiệp và các nông hộ ở Đắk Lắk đã trồng trên 2.150 ha cao su đại điền, tiểu điền.

Tuy nhiên, phần lớn diện tích cao su này đều được trồng các loại giống không rõ nguồn gốc hoặc mua cây cao su giống của các trung tâm sản xuất cây cao su giống ở các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Qua nghiên cứu, trồng khảo nghiệm,Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã khuyến cáo, ở Tây Nguyên nói chung, Dắk Lắk nói riêng, đối với các vùng đất có độ cao dưới 600 mét cần đưa vào trồng các giống cao su mới như: PB 260, RRIM 600, RRIV 3, RRIC 121, PB 312, LH 83/732, LH 83/85...Đối với các vùng đất có độ cao từ 600 đến 700 mét trở lên, tỉnh Đắk Lắk cần bố trí trồng bằng các cao su như: PB 200, GT 1, , RRIC 100, LH 82/92...Đây là các giống cao su sinh trưởng khoẻ, cho năng suất mủ cao, chống chịu một số bệnh lá chính, chống chịu môi trường (hạn, gió, nhiệt độ thấp...) đáp ứng tốt với kích thích mủ. Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam cũng đã phổ biến quy trình kỹ thuật trồng mới, chăm sóc để khai thác vườn cây có hiệu quả. Viện đã khuyến nghị các doanh nghiệp, các nông hộ khi trồng mới cần tuyển chọn cây cao su giống ghép có tầng lá (dạng bầu hoặc tum bầu có tầng lá) nhằm giúp định hình vườn cây ngay từ năm đầu, rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, nâng cao sự đồng đều, tạo điều kiện cho vườn cây chống chịu tốt hơn các điều kiện môi trường bất thuận ở địa phương. Cũng theo khuyến cáo, trong phòng trừ bệnh hại, quản lý đất, dinh dưỡng vườn cao su, nhất là 3 năm đầu của vườn cao su trồng mới, các doanh nghiệp, nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cần chú trọng thực hiện chặt chẽ việc bón phân cân đối,đúng quy trình kỹ thuật (phân vô cơ và hữu cơ ), phòng trị kịp thời 2 bệnh lá: Héo đen đầu lá, phấn trắng để sớm đưa vườn cây vào kinh doanh, khai thác mủ có hiệu quả.

Cao su là cây công nghiệp có chu kỳ kinh doanh rất dài, thông thường đời sống của một vườn cao su kéo dài 26 đến 30 năm, với 20 đến 25 năm kinh doanh khai thác mủ. Một sai lầm trong sử dụng giống khi trồng không phù hợp buộc phải trả giá khá đắt sau này. Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, Tập đoàn Công nghệ Cao su Việt Nam đã khuyến cáo các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng cần chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, các nông hộ bố trí cơ cấu giống cây cao su thích hợp với từng vùng đất để đạt hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015, tỉnh Đắk Lắk có kế hoạch trồng mới thêm gần 30.000 ha cao su đại điền và tiểu điền, đưa tổng diện tích cao tăng lên trên 55.000 ha nằm trên địa bàn 77 xã, thị trấn của 12 huyện, thị xã.



Theo TTXVN
Báo cáo phân tích thị trường