Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Mỹ: Lạm phát giá thực phẩm tăng cao
26 | 05 | 2011
Lạm phát giá thực phẩm tại Mỹ có thể lên mức kỷ lục theo dự đoán của chính phủ về chi phí mùa vụ, thịt, gia súc và năng lượng tăng cao, đẩy các công ty hàng đầu của nước này, bao gồm Nestle SA, McDonald’s Corp (MCD) và Whole Foods Market Inc (WFMI) phải tăng giá các sản phẩm của mình.
Theo ông Chad E. Hart, nhà kinh tế học thuộc Trường đại học bang Iowa, giá bán lẻ thực phẩm sẽ nhảy vọt so với mức dự đoán 3% của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), lên mức 4% trong năm 2011. Còn theo ông Bill Lapp, nhà sáng lập, kinh tế trưởng của ConAgra Foods Inc, các công ty sẽ phải trải qua giai đoạn kinh doanh có chi phí hoạt động cao hơn cho đến tận cuối năm.
Mức tăng chi phí tại các cửa hàng tạp hóa và nhà hàng tăng 2,4% trong tháng 4, mức tăng cao nhất trong quý đầu năm kể từ năm 1990. Trong suốt bốn tháng đầu năm, giá giao dịch tương lai của gạo, lúa mỳ và sữa đã chạm ngưỡng cao kỷ lục kể từ năm 2008 và giá bán lẻ thịt bò cũng đạt mốc kỷ lục. Ngày 25/5, J.M. Smucker Co. thông báo giá sản phẩm cà phê Folgers, thương hiệu cà phê Mỹ được tiêu thụ hàng đầu, sẽ tăng giá 11%, do giá hạt cà phê đã tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng 1 năm.

Theo ông Lapp, chủ tịch Advanced Economic Solutions, một công ty tư vấn nông nghiệp tại Omaha, Nebraska, năm 2011 sẽ là một năm khó khăn và người cung cấp sẽ phải theo dõi sát sao các thị trường mà người tiêu dùng đang phải chịu những áp lực nặng nề bởi chi phí nhiên liệu và thực phẩm.

Thậm chí sau vụ thu hoạch một số loại hàng hóa trong tháng này, 7/8 chỉ số nông nghiệp Standard & Poor’s GSCI vẫn đang ở mốc cao hơn 1 năm trước đây do tình hình thời tiết xấu gây hại cho mùa màng, nhu cầu tăng làm giảm dự trữ và đồng USD yếu thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu của Mỹ. Giá ngô giao dịch tương lai tưng 98%, lúa mỳ tăng 67%, đường thô tưang 44% và gạo tăng 25%.

Yếu tố gây hại mùa màng
Thời tiết khô hanh trong suốt năm tại châu Âu, Trung Quốc và vùng đại đồng bằng phía nam nước Mỹ, có thể làm giảm sản lượng mùa màng; trong khi đó, lũ trên sông Mississippi làm chậm tiến độ trồng ngô, đậu tương và gạo. Mỹ hiện là nhà xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp lớn nhất thế giới.

Trong báo cáo này 23/5, FAO cho biết động lực tăng giá sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới do sự khác biệt cung cầu. FAO cho biết thêm, tháng 5, chi phí sản xuất thực phẩm toàn cầu đã tăng lần thứ 9 trong 10 tháng qua, gần đạt mức kỷ lục thiết lập vào tháng 2. Những tín hiệu lạm phát đã được ít nhất hơn 20 ngân hàng trung ương, kể cả tại Trung Quốc và châu Âu, cân nhắc đến và hậu quả là việc tăng lãi suất trong năm 2011.

Chi phí bán buôn tăng liên tục trong 2 năm vừa qua làm tăng chi phí cho toàn chuỗi cung ứng và các công ty, bao gồm cả những nhà sản xuất thực phẩm và nhà bán lẻ, đang phải tính đến việc chuyển một phần gánh nặng tăng giá lên người tiêu dùng.

Tăng trưởng bán lẻ chững lại
Giá ngô, được sử dụng chủ yếu làm thức ăn gia súc làm chi phí bán buôn thịt bò và thịt lợn tăng trong năm qua, do các nhà sản xuất gia súc hạn chế mở rộng đàn, nhằm giảm chi phí thức ăn. Theo ông Hart, ảnh hưởng lớn nhất sễ hiện rõ trong 6 – 12 tháng tới đây.
Whole Foods, nhà sản xuất các sản phẩm thiên nhiên lớn nhất nước Mỹ, trụ sở đóng tại Austin, Texas cho biết các nhà cung cấp nhỏ lẻ đã tăng giá trong năm nay. Tuy vậy, ông Walter Robb, đồng CEO của công ty này cho biết, cônt ty có khả năng vượt qua trở ngại này.

Phản ứng từ McDonald
Theo ông Peter Bensen , CFO của Oak Brook, chi nhánh Illinois của McDonald, chuỗi nhà hàng lớn nhất thế giới, đã tăng giá trên thực đơn áp dụng cho thị trường Mỹ 1% từ tháng 3 để bù đắp chi phí hàng hóa tăng lên. Công ty này dự đoán chi phí cho thực phẩm sẽ tăng khoảng 4,5% tại Mỹ và châu Âu trong năm 2011.

Giai đoạn chi phí tăng ở mức 2 con số đối với thịt lợn, bơ, cà phê và rau diếp trong suốt ba tháng qua đã kết thúc vào ngày 29/4. Đợt tăng giá này đã đẩy nhà hàng Lebanon, chi nhánh đạt tại Tennessee của Cracker Barrel Old Country Store Inc., phải tăng giá trên thực đơn 1,5% trong tháng 3. Theo ông Michael Woodhouse, CEO của công ty này, lạm phát giá hàng hóa đã vượt quá mọi dự đoán của công ty.

Thời kỳ định trệ kinh tế kéo dài làm xói mòn nhu cầu và có thể thậm chí còn đẩy giá lên cao hơn. Không giống như năm 2008, khi giá thực phẩm tăng với tốc độ cao nhất trong 28 năm, người tiêu dùng đang tìm đến các loại thực phẩm rẻ hơn.

Giá tăng đáng báo động

Theo ông Lapp, giá bán lẻ một vài loại thực phẩm đã tăng lên, bao gồm thịt, hoa quả và rau, ở mức đáng báo động. Khả năng hấp thụ mức tăng giá này của người tiêu dùng trong thời điểm hiện tại không cao. Đồng thời, các công ty sẽ ngày càng ít có động lực tăng giá cao hơn do họ không muốn mất thị phần.

Theo Paul Bulcke, CEO của Vevey, chi nhánh của Nestle tại Thụy Sĩ, cho biết sự tăng giá thực phẩm diễn ra từ từ và công ty sẽ nỗ lực hấp thụ mức tăng chi phí hàng hóa bằng cách giảm chi phí ở các bộ phận khác.

Đầu tháng 5, chi nhánh San Diego của Jack in the Box Inc., chuỗi ăn nhanh và nhà hàng, chủ yếu hoạt động ở miền Tây nước Mỹ, đã tăng giá 1,5%, và hiện công ty đang rất kiên nhẫn trước sự tăng giá này bởi môi trường cạnh tranh khốc liệt. BJ’s Wholesale Club, nhà bán lẻ chuyên giảm giá tại Westborough, Massachusetts cho biết các khách hàng đang tích cực mua các nhãn hàng rẻ hơn.

USDA đã tiến hành ước đoán mức tăng giá đã diễn ra và dự đoán mức tăng giá trong thời gian còn lại trong năm.

Dự đoán mới của USDA
Bộ Nông nghiệp Mỹ đã công bố dự báo tháng cho lạm phát thực phẩm năm 2011, ở mức 3 – 4%. Các sản phẩm bơ sữa là nhóm hàng duy nhất được điều chỉnh, với mức tăng giá vào khoảng 5 – 6%, so với mức dự đoán trước đây là 4,5 – 5%.

USDA đã tăng dự báo lần cuối vào tháng 2. Từ đó, diễn biến thời tiết trái chiều đã làm làm nguồn cung dự báo của chính phủ, và giá dầu tăng 42% từ đầu năm, đã gia tăng áp lực lên giá sản xuất nông nghiệp.

Giá thực phẩm theo thống kê của Bộ Lao động cho thấy đã tăng 0,3% trong tháng 4, đẩy mức tăng giá lên cao nhất kể từ mức tăng 3% trong 4 tháng đầu năm 1990.

Trong 4 tháng đầu năm 2011, giá thịt và cá đã tăng 4,3%. Người tiêu dùng hiện phải trả 2,722 USD/pound thịt bò, tăng 14%; trong khi đó, giá thịt gà nguyên con tươi là 1,261 USD/pound, giảm nhẹ từ mức 1,28 USD/pound hồi đầu năm.

Giá cà chua trong tháng 4 đạt 2,27 USD/pound, mức giá cao nhất kể từ năm 2004 và tăng 43% so với hồi đầu năm. Giá rau quả tươi biến động cao hơn, phụ thuộc vào tình hình thời tiết, giảm 1,3% trong tháng 4. Theo số liệu từ chính phủ nước này, giá rau quả đã tăng 3,4% trong năm nay.

Kim Dung
Nguồn: Bloomberg


Báo cáo phân tích thị trường