Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Diễn biến bất lợi cho sản xuất tôm thế giới
27 | 05 | 2011
Liệu những gì đang diễn ra tại Việt Nam và một số khu vực tại khu vực Châu Á từ đầu năm 2011 đến nay có dẫn đến một sự sụt giảm sản lượng tôm nuôi thế giới và tăng giá tôm trong nửa cuối năm 2011?
Năm 2010, 564.845 hectare hồ nuôi tôm tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long sản xuất ra 309.275 tấn tôm, chiếm 92% sản lượng tôm Việt Nam. Khu vực sản xuất chính tập trung ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An và Cà Mau. Tỉnh Cà Mau có 265 ngàn hectare hồ nuôi tôm, với sản lượng đạt 103,9 ngàn tấn tôm, chiếm gần 40% trong tổng sản lượng tôm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết các hồ nuôi tôm trên đồng bằng sông Cửu Long đều có mật độ nuôi thấp để thu hoạch tôm cỡ lớn.

Đầu năm 2011, ngành nuôi tôm Việt Nam nhận định tương lai hết sức sáng sủa. Trong năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu gần 2 tỷ tôm nuôi và các sản phẩm từ tôm ra thị trường thế giới. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, đạt 60 ngàn tấn, tương đương 550 triệu, tăng 22% về lượng và 29% về giá trị. Mỹ, thị trường lớn thứ hai, nhập khẩu 42,4 ngàn tấn, tương đương 450 triệu USD, tăng 16% về lượng và 35% về giá trị. Trong khi đó, EU, thị trường lớn thứ 3, nhập khẩu 40 ngàn tấn, tương đương 290 triệu USD, tăng 8% về lượng và 17% về giá trị so với năm 2009.

Kim ngạch xuất khẩu tôm tăng mạnh chủ yếu nhờ giá tôm trên thị trường thế giới cao. Giá tôm sú, chủng loại tôm được nuôi trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, đã đạt mốc cao nhất trong 10 năm qua. Giá xuất khẩu tôm của Việt Nam hiện ở mức 8.500 USD/tấn, so với mức giá 5.000 USD/tấn trong năm 2009. Giá bán lẻ tại cửa hàng tạp hóa Costco tại Mỹ bán sản phẩm tôm cỡ 13-15 nguyên đuôi ở mức 9,5 – 9,95 USD/pound.

Giá tôm cao không phải là lý do duy nhất giải thích cho những triển vọng tích cực cho sản xuất – xuất khẩu tôm Việt Nam. Những nhà nghiên cứu Việt Nam gần đây đã phát triển một giống tôm thẻ chân trắng mới (chủng loại tôm được nuôi trồng phổ biến trên thế giới), phát triển từ giống tôm bố mẹ Hawaii. Giá thành tôm giống mới này chỉ bằng một nửa so với giống nhập khẩu từ Thái Lan và có khả năng chống chịu nhiều loại bệnh chủ yếu trên tôm.

Cho đến gần đây, tôm giống cho sản xuất tại Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguồn giống từ Thái Lan hoặc Hawaii. Thậm chí, ngay cả khi giống tôm thẻ chân trắng hoàn toàn có thể giành vị thế áp đảo trong ngành tôm Việt Nam, như đã diễn ra tại Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan, nhưng tôm sú vẫn sẽ là chủng loại tôm được nuôi trồng chính trong vài năm tới tại đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng sẽ giúp người nuôi tôm có nhiều lựa chọn hơn và có thể giúp tăng sản lượng tôm của Việt Nam.

Đầu năm 2011, Công ty thủy sản Minh Phú, nhà xuất khẩu và nuôi trồng tôm lớn nhất Việt Nam, đã công bố kế hoạch tăng gấp đôi công suất. Mặc dù quy mô của công ty này vẫn rất nhỏ so với các nhà sản xuất khổng lồ tại Thái Lan và Indonesia, Minh Phú hy vọng có thể sản nâng sản lượng lên 70 ngàn tấn/năm cho đến giữa năm 2011. Công suất này thực tế đã gấp 3 lần so với công suất của Minh Phú vào đầu năm 2010. Hiện, với những vấn đề nổi lên trong ngành nuôi tôm Việt Nam, công ty này có thể khó đạt được mục tiêu trên.

Diễn biến thời tiết


Tháng 4-5/2011, mưa lớn bất thường và thay đổi thời tiết nhanh chóng đã làm triển vọng của ngành tôm Việt Nam xấu đi. Các hồ nuôi tôm gặp lũ tại một số khu vực, nhưng vấn đề lớn nhất là dịch bệnh và tình trạng chết hàng loạt tại các hồ nuôi do nhiệt độ tăng cao và xâm mặn. Do những diễn biến thời tiết tiêu cực này, khoảng 50% tôm nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Theo các cơ quan có thẩm quyền tại tỉnh Sóc Trăng, khoảng 67% trong số 23 ngàn hectare hồ nuôi tại tỉnh này đang gặp vấn đề dịch bệnh. Các quan chức địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đã yêu cầu nông dân đợi cho đến khi điều kiện thời tiết chuyển biến thuận lợi hơn trước khi thả giống vụ hai. Nguyên nhân tôm chết hàng loạt hiện vẫn chưa được xác định chính xác; mặc dù vài ý kiến cho rằng vi khuẩn hoặc bênh đốm trắng là nguyên nhân cho hiện tượngt rên.

Thiếu hụt nguồn cung giống

Khi bắt đầu nuôi thả vụ hai, chỉ khoảng 25% số lượng nông trại nuôi tôm tại Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre và Trà Vinh có thể có nguồn giống. Tỉnh Cà Mau cần khoảng 13 tỷ con giống một năm. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1200 cơ sở giống nhưng chỉ có thể đáp ứng 50% nhu cầu. Phần còn lại được cung ứng bởi những nhà cung cấp phía Bắc hoặc nhập khẩu. Chất lượng con giống cũng rất khác nhau và đây cũng có thể là nguyên nhân cho dịch bệnh.

Những vấn đề khác

Ngoài diễn biến thời tiết bất lợi và thiếu hụt nguồn cung giống, một số yếu tố bất lợi khác cũng ảnh hưởng đến ngành tôm Việt Nam trong năm 2011. Mặc dù nông dân đang được giá, nhưng chi phí sản xuất của nông dân cũng đang tăng lên nhanh chóng. Tháng 3/2011, các nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi, bao gồm CP, Việt Thắng, Cargill, đã tăng giá thức ăn cahwn nuôi và ở một số tỉnh, giá tôm giống đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với cùng kỳ năm 2010. Những nông dân nuôi tôm thiếu kinh nghiệm, sử dụng những phương pháp nuôi đáng nghi, cũng góp phần vào những vấn đề đang xảy ra với ngành tôm Việt Nam.

Trong khi đó, tại Thái Lan, hoạt động sản xuất của nông dân nuôi tôm ở miền Nam Thái Lan cũng đang gặp những vấn đề tương tự như Việt Nam. Tuy nhiên, những báo cáo gần đây cho thấy, hoạt động nuôi tôm tại Thái Lan mới chỉ chịu ảnh hưởng của lũ lụt, nhưng chưa phát sinh dịch bệnh. Tuy nhiên, các quan chức Thái Lan cũng dự đoán, lũ lụt có thể làm giảm 50 – 60 ngàn tấn sản lượng tôm Thái Lan trong năm 2011. Những nông dân nuôi tôm Thái Lan kỳ vọng hoạt động sản xuất sẽ trở lại bình thường trong vài tháng tới.

Những ảnh hưởng đến sản lượng và giá tôm thế giới

Mặc dù chưa có những đánh giá chính xác về tác động của những yếu tố hiện tại lên sản lượng tôm tại đồng bằng sông Cửu Long và thực tế, trong lịch sử, sản lượng tôm tại khu vựcnafy đã liên tục tăng bất kể các vấn đề phát sinh như thời tiết hay dịch bệnh. Tuy vậy, những vấn đề trong năm 2011 sẽ đảo ngược tình hình. Nếu mùa vụ thứ hai trong năm 2011 không thành công, giá tôm có thể tăng lên do những thông tin tiêu cực về sản lượng tôm của Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam không phải là nhà sản xuất lớn duy nhất đang gặp vấn đề với dịch bệnh. Tại Ấn Độ, ở những các bang sản xuất tôm lớn của nước này như Tây Bengal, Orissa và một phần Andhra Pradesh, dịch bệnh có thể làm chết 50 – 60% lượng tôm tại các khu vực này. Tại Indonesia, nhà sản xuất – xuất khẩu tôm lớn nhất nước này đang đứng trước nguy cơ phá sản. Thậm chí, tại Thái Lan, nhà sản xuất tôm hàng đầu thế giới, cũng giảm dự đoán sản lượng tôm.

Cùng với những vấn đề trong ngành tôm Việt Nam, có thể chắc chắn rằng sản lượng tôm thế giới trong nửa đầu năm 2011 sẽ giảm, đẩy giá tôm tăng trong mùa hè năm nay, và có thể tiếp diễn trong quãng thời gian còn lại của năm.

Kim Dung
Nguồn: shrimpnews.com


Báo cáo phân tích thị trường