Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
“Long đong” phận tôm chân trắng
18 | 08 | 2011
gày 15/8/2011, Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại chính thức có hiệu lực. Theo đó, tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) và hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) được xếp vào Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Mặc dù trước đó, khi thông tư này còn trong giai đoạn lấy ý kiến góp ý, Bộ NN và PTNT đã có Công văn số 2285/BNN - TCTS đề nghị đưa hai loài thủy sản này ra khỏi Danh mục trên.

Ba chìm, bảy nổi

Kể từ lần đầu tiênđược du nhập vào Việt Nam từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, sau gần 10 năm“chìm nổi”, “chui lủi”, cuối cùng thì tôm chân trắng cũng được Bộ Thủy sảntrước đây cho phép nuôi thử nghiệm tại một số vùng nhưng phải chịu sự quản lý“nghiêm ngặt” của Bộ, và đến đầu năm 2008, Bộ NN và PTNT đã chính thức cho phépcác tỉnh Nam Bộ nuôi tôm chân trắng theo hình thức thâm canh. Tại Chỉ thị số228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm chân trắng, Bộ đã xác định “tômchân trắng phát triển tốt, cho năng suất cao, giá thành thấp, góp phần đa dạnghóa đối tượng nuôi và sản phẩm XK”.

Tưởng chừng như contôm chân trắng đã có “đường bơi” thong dong, nhưng với Thông tư số 22 của Bộ TNvà MT, việc sản xuất, chế biến và XK tôm chân trắng sẽ rất có thể lại rơi vàotình trạng bế tắc!

Không thể phủ nhận

 Sau 3 năm phát triển, kể từ khi chính thứcđược phép đưa vào nuôi trên diện rộng, con tôm chân trắng đã khẳng định vai tròvà vị thế quan trọng của nó trong cơ cấu sản xuất, XK tôm của Việt Nam, gópphần không nhỏ trong việc ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến, duytrì và đẩy mạnh giá trị XK tôm nói riêng và kim ngạch XK thủy sản của cả nướcnói chung.

Trong nhiều năm qua,tôm là mặt hàng thủy sản XK chủ lực của Việt Nam. Năm 2010, XK tôm mang về chođất nước trên 2 tỷ USD, chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch XK thủy sản của cả nước (5tỷ USD), trong đó, tôm chân trắng đóng góp 26% giá trị XK.

Sang đến năm 2011, khihàng chục nghìn hecta nuôi tôm sú bị dịch bệnh ở vùng ĐBSCL, tôm chân trắng đãthực sự phát huy lợi thế của nó. Sau khi dịch bệnh tạm lắng, nhiều hộ nuôi tômnhanh chóng thả nuôi lại để đáp ứng nguồn tôm nguyên liệu cho các nhà máy chếbiến và giải pháp tối ưu mà họ lựa chọn là nuôi tôm chân trắng bởi thời giannuôi chỉ mất 3 tháng từ khi thả giống đến khi thu hoạch.

Hơn nữa, sản lượngthu hoạch tôm chân trắng thường cao hơn tôm sú. Theo thống kê của Vụ Nuôi trồngthủy sản về tình hình sản xuất và tiêu thụ tôm nước lợ tại 29 tỉnh, tính đếnhết tháng 7, diện tích nuôi tôm sú đã thu hoạch là 208.247 ha, sản lượng đạt120.522 tấn; diện tích nuôi tôm chân trắng đã thu hoạch là 10.990 ha,sản lượngđạt 62.308 tấn. Như vậy, năng suất nuôi tôm chân trắng cao hơn gần gấp 10 lầnso với nuôi tôm sú. Tôm chân trắng trở thành “cứu cánh” cho nhiều DN chế biếnvà XK tôm trong bối cảnh thiếu nguyên liệu trầm trọng hiện nay.

Ban đầu, nhiều DN cònngại ngần khi đưa tôm chân trắng vào sản xuất bởi chế biến tôm chân trắng đòihỏi nhiều lao động hơn do tôm có kích cỡ nhỏ hơn tôm sú. Tuy nhiên, hiện naytôm chân trắng đã có mặt trong hầu hết các nhà máy chế biến tôm. Nhiều chuyêngia trong ngành còn nhận định, năm 2011 tôm chân trắng có thể chiếm tỷ trọng50% trong cơ cấu XK tôm của Việt Nam.

Phù hợp với xu thế toàn cầu? 

Có thể nói Việt Nam “chậmchân” hơn nhiều nước khác ở Châu Á trong việc nuôi tôm chân trắng. Từ năm 1994- 1999, Trung Quốc đã đưa tôm chân trắng vào nuôi thử nghiệm. Đến năm 1999, khidịch bệnh virut đốm trắng “tấn công” tôm sú khiến sản lượng tôm của nước nàysụt giảm, Trung Quốc đã chính thức cho phép nuôi đại trà tôm chân trắng. Chỉsau 2 năm, diện tích nuôi tôm chân trắng của nước này đã được mở rộng nhanhchóng. Năm 2004, sản lượng tôm chân trắng của Trung Quốc đạt 700.000 tấn và năm2007 đạt mức kỷ lục 1,28 triệu tấn.

Thái Lan cũng là mộttrong những nước sản xuất tôm chân trắng lớn nhất trên thế giới. Năm 2004, sảnlượng tôm chân trắng của nước này đạt 400.000 tấn và tăng lên gần 550.000 tấnnăm 2010, chiếm 90% tổng sản lượng tôm Thái Lan.

Không chỉ có TháiLan, Trung Quốc, nhiều nước khác trong khu vực như Inđônêxia, Malaixia hay ẤnĐộ hiện cũng đang phát triển nuôi tôm chân trắng.

Nhucầu tiêu thụ tôm trên các thị trường quốc tế đều gia tăng. Nếu như Việt Nam chỉdựa vào con tôm sú trong khi hầu hết các nước cạnh tranh khác đều đang tận dụngtối đa thế mạnh của con tôm chân trắng thì không biết tương lai của ngành XKtôm Việt Nam sẽ đi đến đâu?

Theo Vasep

 



Báo cáo phân tích thị trường