Cụ thể, giá cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh, trong đó cá tra nguyên liệu loại 1 có nơi đã lên tới 25.000 đồng/kg, tăng 25% so với mức thấp cách đây hơn 2 tháng.
Tại An Giang, giá cá tra nguyên liệu loại 1 (từ 0,9 - 1,1 kg/con) phổ biến ở 22.000 - 24.000 đồng/kg, tăng 400 - 500 đồng so với tuần trước.
Tại Đồng Tháp, cá tra cùng loại tăng 1.000 đồng, lên phổ biến ở 24.000 - 25.000 đồng/kg.
Tại Cần Thơ và Tiền Giang, cá tra cũng đạt 24.500 đồng/kg, riêng cá tại Cần Thơ tăng 2.000 đồng còn ở Tiền Giang tăng 1.000 đồng/kg so với tuần trước.
Giá cá tra giống cũng tăng mạnh trong tuần qua. Cá bột ở Đồng Tháp hiện từ 0,9 - 1,5 đồng/con, tăng 0,6 đồng so với tuần trước. Giá cá hương loại 3.000 con /kg tăng gần gấp đôi, lên 60 - 110 đồng/con. Cá giống cỡ 2 cm cũng tăng 10% lên 1.000 - 1.400 đồng/con.
Giá cá tra nguyên liệu thủy sản xuất khẩu các loại tăng bình quân trên 1% so với tuần trước và tăng trên 4% so với tháng trước. Việc tăng giá cá trong giai đoạn này do nguồn cung cá tra đang khan hiếm do sắp hết vụ nuôi nhưng nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy chế biến lại tăng cao. Cá tra quá lứa cũng được các nhà máy thu mua.
Giá tôm sú nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL cũng tăng nhẹ trở lại sau khi giảm mạnh trong tháng 8. Tôm sú nguyên liệu tại tỉnh Trà Vinh tăng giá trở lại từ 1.000 - 3.000 đồng/kg so với hồi cuối tháng 8/2011. Hiện tôm nguyên liệu loại 15 - 20 con/kg giá 201.000 - 255.000 đồng/kg, loại 25 - 30 con/kg giá 149.000 - 179.000 đồng/kg, loại 35 - 40 con/kg giá 121.000 - 134.000 đồng/kg. Tôm thẻ chân trắng loại 80 con/kg giá 90.000 - 95.000 đồng/kg; loại 100 con/kg giá 75.000 - 80.000 đồng/kg, tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Giá tôm tăng do nguồn cung đang giảm mạnh do vào cuối vụ nuôi trong khi các nhà máy chế biến lại tăng thu mua phục vụ cho các đơn hàng cuối năm. Bên cạnh đó, diện tích nuôi tôm chân trắng đang được mở rộng, không theo quy hoạch tại các tỉnh ĐBSCL do thời gian nuôi ngắn, chi phí thấp.
Giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tại các tỉnh ĐBSCL tuần từ 19/9/2011 - 23/9/2011
|
Đơn giá
(nghìn VNĐ)
|
So với tuần
trước (%)
|
So với tháng
trước (%)
|
Thịt trắng
|
|
|
|
Thịt hồng
|
|
|
|
Thịt vàng
|
|
|
|
Điểm tin thủy sản đáng chú ý trong tuần
*Xuất khẩu thủy sản Việt nam vào Nhật 7 tháng đầu năm đạt 62,1 nghìn tấn, trị giá 464,1 triệu USD, giảm 18% về khối lượng và tăng 0,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010, riêng tôm giảm 15,1% về khối lượng và 7,1% về giá trị.
*Xuất khẩu tôm sang Nhật giảm liên tục trong 6 tháng gần đây do người tiêu dùng Nhật cắt giảm chi tiêu và Nhật tăng cường kiểm tra chất lượng các lô hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Riêng tôm Việt Nam bị kiểm tra 100% số lô hàng đối với 2 loại kháng sinh Trifluralin và Enrofloxacin.Tính đến 13/9/2011, 81 lô hàng của Việt Nam bị cảnh báo nhiễm kháng sinh vượt mức cho phép.
*Tình hình thiếu cá tra nguyên liệu chế biến xuất khẩu tại các tỉnh ĐBSCL diễn ra rất căng thẳng, nhiều hộ nông dân không tiếp tục nuôi cá do bị thua lỗ quá nhiều trong thời gian trước đó.
*Nông dân Bến Tre ồ ạt đốn dừa để nuôi tôm thẻ chân trắng do lợi nhuận cao, không theo quy hoạch.
*Đề án thực hiện thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011- 2013 với 3 đối tượng cây trồng, vật nuôi và thủy sản sẽ được triển khai tại 20 tỉnh, thành phố trên cả nước kể từ tháng 10/2011. Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN, 80% và 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân không thuộc hộ nghèo, cận nghèo và 20% các tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm. Bảo Việt và Bảo Minh là 2 đơn vị được chọn để thực hiện.
Theo Gafin