Cho đến thời điểm này, đã có 4 huyện của tỉnh Bắc Ninh thực hiện việc tích tụ đất đai theo kiểu rũ rối toàn bộ diện tích đất canh tác, quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất. Sau đó xây dựng lại toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống kênh mương (tiến tới sẽ kiên cố hoá kênh mương tự chảy và kéo điện ra động theo nhu cầu bức thiết của từng khu vực sản xuất). Đường giao thông được quy hoạch chạy dọc từng khu vực sản xuất với chiều rộng từ 8-12m để các xe có trọng tải lớn vào thu mua hang của nông dân được dễ dàng. Về Bắc Ninh thời điểm này, một điều rất dễ nhận thấy là ở đâu đâu, không khí tích tụ ruộng dất cũng rất sôi động.
Nhiều địa phương nhìn thấy Bắc Ninh sôi sục tiến hành tích tụ đất đai mà “sợ”. “Sợ” vướng luật, “sợ” mất ổn định xã hội và nhiều cán bộ lãnh đạo còn “sợ cả trách nhiệm nặng nề”. ở Bắc Ninh thì khác, hiểu được nguyện vọng lớn của dân, lãnh đạo tỉnh đã “mở đường” cho dân làm. Năm 2001, sau khi Tỉnh uỷ Bắc Ninh có Nghị quyết về dồn điền đổi thửa, huyện Tiên Du lập tức ngay có một nghị quyết là “phả làm tới”, tức là không chỉ đơn giản dồn từ chục mảnh vào vài ba mảnh mà dồn vào chỉ còn “2 mảnh” gồm cấy lúa và 1 mảnh đối với các loại hình sản xuất khác. Song song đó, việc quy hoạch lại, tạo ra từng vùng sản xuất một đáp ứng nhu cầu sản xuất hang hoá của nông dân cũng đã được tiến hành. Lúc đầu, việc làm này vừa mang tính áp đặt do phải vận động dân làm. Vì ở thời điểm đó, nông dân chưa nhận thức đầy đủ về việc này. Còn ở các địa phương khác chỉ dồn điền đổi thửa đơn thuần. Sau khi triển khai trên 2 xã điểm thành công, Tiên Du đã lan ra triển khai trên toàn tỉnh. Nhưng đến thời điểm này, nông dân đã tự giác tiến hành làm do nhìn thấy sự chênh lệch quá lớn giữa năng suất, thu nậhp ở những vùng đã tích tụ so với những vùng chưa tích tụ. Xã tích tụ đất đai thành công nhất và mang lại hiệu quả cao nhất là xã Phú Lâm. Thu nhập tại Phú Lâm cao hơn trung bình 50% so với trước đó.
Những gì ghi nhận ở Bắc Ninh cho thấy, việc tích tụ đất đai sản xuất hàng hoá lớn ở địa phương này đang lên cao trào. Nhiều người cho rằng, Bắc Ninh sẽ là tỉnh “về sớm” nhất ĐBSH trong việc tích tụ đất đai. Điều này được lý giải bởi 2 lẽ: Phần lớn nông dân Bắc Ninh bức xúc về diện tích đất manh mún và sẵn sang tích tụ. Lẽ thứ hai là vì các cấp lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh nhận thức rất rõ vấn đề và dám làm, dám chịu.
Tin, bài liên quan:
Phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ: “Không chia lại đất nông nghiệp”