Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhật Bản: thủy sản NK tăng giá
01 | 10 | 2011
Dù đồng yên tăng giá, thủy sản NK vào Nhật Bản có chiều hướng tiếp tục tăng giá do tăng nhu cầu tại các thị trường mới nổi... Trong tháng 7/2011, giá NK cua huỳnh đế tính theo đồng yêntăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, giá bạch tuộc đông lạnh tăng 30%...

Trong lúc thế giới đang lo ngại về tình trạng suy giảm nguồn lợi thủy sản toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ thủy sản vẫn tiếp tục tăng do các nước mới nổi đẩy mạnh sản xuất thủy sản phục vụ nhu cầu chế biến và tiêu thụ, và xu hướng ưa chuộng thủy sản tại các nước phương Tây.

Trong tháng 7/2011, giá NK cua huỳnh đế tính theo đồng yên tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, giá bạch tuộc đông lạnh tăng 30%.

Cá ngừ và cá tuyết cũng tăng giá do cạnh tranh thu mua khiến nhà NK Nhật Bản không có nhiều cơ hội hưởng lợi từ việc đồng yên tăng giá.

 

 Giá NK một số loài thủy sản vào Nhật Bản, tháng 7/2011

Loài

Giá (yên/kg)

Tăng/giảm (%)

Cá hồi coho

575

22

Cua huỳnh đế

2.252

50

Cua tuyết

1.235

32

Cá tuyết

314

30

Cá cát

1.553

23

Cá đối

630

51

Cá ngừ mắt to

850

11

Bạch tuộc

710

31

Theo thống kê thương mại trong tháng 7/2011, giá thủy sản trung bình đạt 629 yên/kg, tăng 6% so với một năm trước, trong khi khối lượng NK chỉ đạt 164.000 tấn, giảm 9%.

Trong tháng 7/2011, cua huỳnh đế NK, chủ yếu từ Nga, có giá 2.251 yên/kg, tăng gấp đôi mức 1.111 yên/kg của tháng 7/2010. Giá cua tuyết cũng tăng 30%.

Theo giới kinh doanh, giá cua NK vào thị trường Nhật sẽ tiếp tục tăng do tăng nhu cầu tại Trung Quốc và Hàn Quốc.

Bạch tuộc đông lạnh được NK với giá 710 yên/kg, tăng 30% chủ yếu do các nước cung cấp mặt hàng này như Môritani và Marôc xiết chặt quy định khai thác.

Tiêu thụ cá ngừ đang tăng tại Châu Âu và các khu vực khác. Giá cá ngừ mắt to tăng 10% so với năm ngoái. Nhà NK Nhật Bản mua cá ngừ loại thượng phẩm như cá ngừ vây xanh và cá ngừ vây xanh phương nam của nhà cung cấp địa phương với giá tính theo đồng yên.

Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các loài này có xu hướng tăng vọt tại chính các nước sản xuất, trong khi cộng đồng quốc tế đang tăng cường các quy định về khai thác cá ngừ. Tình hình này khiến Nhật Bản phải NK cá ngừ vây xanh đông lạnh với giá 2.889 yên, tăng 50%. Tỷ giá đồng yên so với đồng USD giảm còn 79 yên/USD so với mức 87 yên/USD trong tháng 7/2011. Hiện chưa kiểm chứng được thông tin giá thủy sản NK tính theo USD đang tăng. Một nhà NK nhận định, giá thủy sản trên thị trường thế giới tăng sẽ vô hiệu lợi ích của việc tăng giá trị đồng yên.

Giá thủy sản NK có xu hướng tiếp tục tăng trong tháng 8/2011 và những tháng kế tiếp nhưng Nhật Bản vẫn phải NK để bù lại việc thiếu nguồn cung do động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011.

Một quan chức Nhật lo ngại, nếu giá NK tiếp tục tăng cao, các nhà NK nước này sẽ không thể thu mua một số loài thủy sản. Thương lái Nhật đang cố gắng đối phó với tình trạng tăng giá bằng cách ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp địa phương, tuy nhiên đó không phải là một giải pháp hiệu quả.

Giá thủy sản NK tăng cũng ảnh hưởng đến ngành bán lẻ, chẳng hạn bạch tuộc NK từ Môritani có giá 278 yên/100g, tăng 40% so với năm ngoái. Một công ty kinh doanh thủy sản cho biết, công ty này có thể mua thủy sản giá cao nhưng không đảm bảo có lãi khi đưa ra tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Theo Vasep



Báo cáo phân tích thị trường