Như vậy, số doanh nghiệp không được phép xuất khẩu gạo trong thời gian tới chỉ chiếm gần 60% (155/262 doanh nghiệp) so với trước đây.
Theo ông Trương Thanh, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), trong số 107 doanh nghiệp được cấp chứng nhận này có 69 doanh nghiệp là hội viên của VFA.
Vào đầu tháng 8, chỉ còn hai tháng trước khi Nghị định 109 có hiệu lực, số doanh nghiệp được cấp giấy phép chỉ có 80 doanh nghiệp.
Nguyên nhân là doanh nghiệp xuất khẩu gạo không đáp ứng đủ những điều kiện của Nghị định 109. Cụ thể, ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết các doanh nghiệp làm hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu gạo theo Nghị định 109 gặp vướng mắc chủ yếu do không đáp ứng được yêu cầu về kho chứa lúa và nhà máy xay xát phải tập trung trên một địa điểm.
Trước khó khăn này, Bộ Công Thương cho phép doanh nghiệp không cần có nhà máy xay xát, kho chứa gạo tập trung mà có thể đặt tại nhiều nơi khác nhau và doanh nghiệp nào còn thiếu doanh mục nào trong Nghị định 109 mà chưa đáp ứng được thì có thể thuê ở ngoài.
Ngoài ra, những hạng mục theo yêu cầu của Nghị định 109 như phải có kho chứa từ 5.000 tấn trở lên, có nhà máy xay xát với công suất 10 tấn/giờ, có máy tách vỏ lúa, đánh bóng…, được gia hạn đến ngày 1-10-2012, nghĩa là thêm một năm nữa kể từ ngày Nghị định 109 có hiệu lực.
Theo TBKTSG