Hai tháng sau đó, vào 9/9, Thái Lan nâng giá chào bán gạo Thái 100% B lên 610 USD/tấn; giá gạo 5% tấm Việt Nam cũng tăng lên mức 535 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo 5% Pakistan vẫn ở quanh ngưỡng 505 USD/tấn. Giá lúa Brazil trên thị trường nội địa chỉ ở mức 276 USD/tấn, một phần cho ảnh hưởng của tỷ giá đồng Real với đồng USD. Giá gạo tương lai Chicago giao dịch quanh ngưỡng 398 USD/tấn.
Vài ngày sau đó, vào 12/9, chính phủ Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo non-basmati và Ấn Độ bắt đầu chào bán gạo 5% tấm Ấn Độ quanh ngưỡng 470 USD/tấn. Các nhà xuất khẩu Thái Lan lập tức đáp trả bằng cách hạ giá chào gạo Thái 100% B xuống mức 585 USD/tấn. Việt Nam vẫn chào bán gạo 5% tấm ổn định ở mức 540 USD/tấn. Giá gạo 5% Pakistan cũng ổn định ở mức 505 USD/tấn. Giá lúa Brazil dao động quanh mức 274 USD/tấn. Giá gạo tương lai trên sàn Chicago đạt khoảng 401 USD/tấn.
Khoảng 1 tháng sau đó, ngày 7/10, chính phủ Thái Lan bắt đầu chương trình thu mua gạo với mức giá thu mua khoảng 480 – 500 USD/tấn, phụ thuộc vào tỷ giá giao dịch hàng ngày. Giá gạo Thái 100% B chào bán ở mức 610 USD/tấn. Giá gạo Việt 5% tấm ở mức 575 USD/tấn. Giá gạo 5% chào bán từ Ấn Độ vẫn vững giá chào ở mức 470 USD/tấn. Pakistan chào bán gạo 5% tấm ở mức 500 USD/tấn. Giá lúa tại Brazil, phụ thuộc vào biến động tỷ giá, ở mức 272 USD/tấn. Giá gạo tương lai tại Chicago giảm xuống mức 344 USD/tấn.
Ngày 21/10, vài tuần sau khi lụt lội nghiêm trọng nhất trong nửa thế kỷ qua hoành hành trên khắp các vành đai lúa gạo châu Á, giá vẫn chỉ tăng chậm chạp. Giá gạo Thái 100% B chào bán ở mức 615 USD/tấn. Việt Nam chào giá gạo 5% tấm ở mức 570 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm từ Ấn Độ giảm xuống mức 460 USD/tấn, giá gạo 5% chào bán từ Pakistan ở mức 485 USD/tấn. Giá lúa nội địa tại Brazil ở mức 278 USD/tấn. Giá gạo tương lai trên thị trường Chicago phục hồi về mức 263 USD/tấn.
Giao dịch trên thị trường rất trầm lắng. Bất chấp lũ lụt tồi tệ ảnh hưởng lớn đến hầu hết các khu vực thuộc vành đai lúa gạo, diễn biến giá rất chậm. Tin mới cho biết lượng gạo Việt Nam giao trong tháng 9 giảm hơn 40% so với tháng 8, xuống mức 454.519 tấn.
Ngành gạo Thái Lan đang tự hủy diệt mình bằng chương trình thu mua gạo giá cao, lụt lội nghiêm trọng và giao hàng chậm. Những điều này không mang lại chút lợi ích nào cho cả chính phủ và các nhà xuất khẩu, hiện đang nắm trong tay khoảng 5 triệu tấn gạo vụ cũ. Việt Nam đang đối phó với tình trạng đầu cơ tích trữ do nông dân và thương lai nhận được tin giá gạo chính phủ Thái thu mua từ nông dân nước này đã tăng lên mức 488 USD/tấn trong ngày 21/10. Trong khi đó, Pakistan đang chật vật tìm ra thị trường ngách cho mình.
Cả Thái Lan, Việt Nam và Pakistan đều đang bị cạnh tranh mạnh khi những nhà xuất khẩu Ấn Độ tham gia thị trường. Tính đến nay, các nhà xuất khẩu Ấn Độ đã nhận được đặt hàng lên đến 850 ngàn tấn từ các thị trường truyền thống của Thái Lan, Việt Nam và Pakistan. Ngay cả Brazil, vốn đã đẩy được Thái Lan ra khỏi thị trường gạo sơ chế, cũng đang đối mặt với cạnh tranh mạnh từ Ấn Độ tại thị trường Nam Phi và Nigeria – hai thị trường tiêu thụ gạo sơ chế chính tại châu Phi. Các nhà xay xát Brazil phàn nàn về mức lợi nhuận biên do nông dân nước này chào giá bán cao hơn do dự trữ lúa vụ cũ giảm, bất chấp việc giảm giá mạnh đồng Real giúp giá chào bán từ Brazil duy trì ổn định.
Tuy nhiên, bất hạnh thay, mặc dù Ấn Độ nhanh chóng nhận được đơn đặt hàng nhờ giá chào hấp dẫn, tiến độ giao hàng hết sức chậm chạp do cơ sở hạ tầng vận tải không đáp ứng đủ nhu cầu bốc dỡ, vận chuyển. Ngoài ra, không chỉ tình hình hoãn giao hàng diễn ra tại Thái Lan, một số nhà xuất khẩu Việt Nam cũng vừa hủy hợp đồng xuất khẩu và với tiến độ giao hàng chậm chạp của Ấn Độ, người mua toàn cầu sẽ phải tiếp tục chờ đợi và không tiếp tục đặt hàng giao sau, trừ khi chính phủ Malaysia và Indonesia có nhu cầu nhập khẩu. Tuy nhiên, lượng gạo sẵn có tại hai nước này cũng đủ để đáp ứng nhu cầu trong vài tháng tới.
Người mua đang đứng ngoài thị trường do những yếu tố bất lợi cho họ và chờ đợi giá giảm.
Theo gappingworld