Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu cà phê tháng 10 của Indonesia giảm 72%, giảm tháng thứ 5
07 | 11 | 2011
Số liệu của chính phủ chỉ ra xuất khẩu cà phê hạt robusta từ khu vực trồng chính phía nam đảo Sumatra của Indonesia giảm 72% trong tháng 10 so với cùng tháng năm trước, đây là tháng thứ 5 liên tiếp sụt giảm do thời tiết nóng ảnh hưởng tới sản lượng và dự trữ.

Muchtar Lutfie, trưởng nhóm nghiên cứu của Hiệp hội các nhà Xuất khẩu Cà phê Indonesia (AEKI) cho biết điều kiện thời tiết nóng đã ảnh hưởng tới các cây trồng đầu năm năm và kết quả hiện nay mức dự trữ thấp.

Muchtar nói “chỉ các nhà xuất khẩu với quy mô lớn vẫn có dự trữ cà phê trong kho hàng” do các công ty này điều chỉnh xuất khẩu phù hợp với thỏa thuận hợp đồng.

Số liệu giao dịch chỉ ra các nhà xuất khẩu đã xuất 7.226,42 tấn cà phê hạt Sumatran từ cảnh Lampung trong tháng trước, so với 25.452,40 tấn trong cùng tháng năm trước.

Muchtar cho biết tại khu vực trồng cà phê Liwa ở phía tây Lampung, một số nhà sản xuất đã không còn tí dự trữ nào.

Cacao xuất khẩu trơn tru, không tốt hơn, với xuất khẩu của Lampung trong tháng 10 chỉ là 790 tấn so với 5.446,25 tấn cùng tháng đó năm 2010.

Indonessia là nhà sản xuất cà phê lớn thứ tư thế giới sau Brazil, Colombia và Việt Nam và là nhà sản xuất cà phê robusta lớn thứ hai thế giới sau Việt Nam.

Vụ thu hoạch tại Sumatra, đảo trồng cà phê chính thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 nhưng sản lượng đã giảm do nông dân hái quả từ tháng giêng sau khi mưa dai dẳng gây ra mùa hoa bắt đầu sớm hơn tại một số khu vực.

Trong tháng 9 cơ quan thời tiết nhà nước cho biết mùa mưa đối với hơn 1/3 diện tích của Indonesia bắt đầu từ tháng 10, trong khi nó sẽ bắt đầu vào tháng 11 với 1/3 diện tích khác của quần đảo rộng lớn này.

Viện Nghiên cứu Cà phê và Cacao Indonesia cho biết sản lượng cà phê của Indonesia có thể giảm khoảng 30% xuống mức 400.000 tấn trong năm 2011 do thất bại của mùa thụ phấn sau khi mưa dai dẳng năm ngoái.

Cà phê xuất khẩu từ Indonesia có thể giảm khoảng 1/3 xuống 300.000 tấn trong năm 2011 do nguồn cung hạn chế dẫn đến dự trữ khan hiếm vào cuối năm nay, một quan chức cao cấp trong ngành cho biết.

Chênh lệch giá cà phê tại Indonesia, nước sản xuất cà phê robusta lớn thứ hai thế giới sau Việt Nam gần mức kỷ lục 550 USD trong tháng 8 so với hợp đồng kỳ hạn tháng giêng của London do nguồn cung cấp hạn chế, buộc các nhà rang xay cà phê mua nhiều cà phê hạt Việt Nam có giá rẻ hơn.

Vụ thu hoạch tiếp theo từ tháng 12 hoặc tháng giêng, nhưng mưa gần đây tại đảo Sumatra nơi trồng chính làm tăng lo ngại về một vụ thu hoạch kém tiếp theo. Vụ thu hoạch cà phê tại Indonesia hiện tại đang trong giai đoạn ra hoa trong khi vụ thu hoạch đang thực hiện tại Việt Nam.

Theo Vinanet



Báo cáo phân tích thị trường