Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Rau quả Việt xuất sang EU: Ba lần vi phạm nữa sẽ mất thị trường
05 | 04 | 2012
5 loại sinh vật, vi khuẩn trên rau quả xuất sang EU bị cảnh báo đều có rất nhiều ở Việt Nam. Đó là các loại ruồi đục lá, bọ trĩ, bọ phấn, ruồi đục quả, vi khuẩn xanthomonas campestris.

Trước nguy cơ mất thị trường rau quả Việt Nam ở EU do vi phạm về an toàn thực phẩm, dịch hại; Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Hồng, cho biết, đang dựng hàng rào kiểm dịch gắt gao, các lô hàng muốn xuất khẩu sang EU phải xin ý kiến lãnh đạo cục.

Theo ông Hồng, 5 loại sinh vật, vi khuẩn trên rau quả xuất sang EU bị cảnh báo đều có rất nhiều ở Việt Nam. Đó là các loại ruồi đục lá, bọ trĩ, bọ phấn, ruồi đục quả, vi khuẩn xanthomonas campestris.

Cục đã thông báo về loại dịch hại trên, hướng dẫn cách xử lý cho các doanh nghiệp (DN), địa phương từ đầu tháng 6 năm ngoái. Tuy nhiên, gần như các DN, địa phương khó thực hiện được.

Do phát hiện nhiều lô hàng rau quả Việt Nam vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật (KDTV), nên Tổng vụsức khỏe và Người tiêu dùng (DC SANCO) Ủy ban Châu Âu (EC), thông báo kể từ ngày 15-1-2012, nếu phát hiện thêm 5 trường hợp vi phạm quy định của họ, EU sẽ ban hành lệnh cấm nhập khẩu rau quả Việt Nam. Từ thời điểmđó đến nay, họ thông báo có 2 lô vi phạm, nên chỉ còn 3 lô vi phạm nữa, EU sẽ cấm nhập rau quả Việt Nam.

Vậy giải pháp khẩn cấp trước mắt để cứu vãn tình thế là gì?

Buộc phải dựng hàng rào kiểm dịch, làm thật kỹ. Chúng tôi yêu cầu các Chi cục KDTV. Tất cả các lô hàng rau quả sau khi kiểm tra xong, trước khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho xuất sang EU, đều phải xin ý kiến của lãnh đạo Cục BVTV. Làm lô nào chắc ăn lô đó.

Từ trước tới nay, việc ký giấy chứng nhận kiểm dịch, được phân cấp Chi cục trưởng KDTV, nhưng khi hàng sang EU người ta lại phát hiện ra các sinh vật gây hại. Tiếp đó là truy xuất ngay chủ hàng, lô hàng đã bị EU thông báo không tuân thủ các quy định. Cục đã thành lập ngay một đoàn thanh tra để xác định ngay nguyên nhân ở khâu nào.

Sợ mất thị trường, Cục đã công bố ngừng cho xuất 15 mặt hàng rau quả sang EU?

Việc này phải nói rõ là, Cục không công bố 15 mặt hàng rau quả ngừng kiểm dịch xuất khẩu sang EU. 15 mặt hàng rau quả đó do EUđưa ra, thông báo cho ta, là những mặt hàng này có nguy cơ rất cao, cầnđặc biệt quan tâm.

Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo không cần thiết phải ngừng, mà phải dùng hàng rào kỹ thuật, để soi kỹ hơn trước khi xuất khẩu. Đồng thời, chúng tôi cũng đang dự thảo nhanh một thông tư về các điều kiện, xuất khẩu rau quả sang EU.

Có thể hiểu rằng hàng đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch vẫn được xuất đi?

Đúng thế. Còn nếu nhiễm, sẽ không cấp vì xuất sang bên EU cũng bị trả về, vừa tốn kém cho DN, vừa mất uy tín của Việt Nam. Tuy nhiên, với những yêu cầu của EU như hiện nay, sẽ rất khó khăn cho nước ta xuất khẩu sang thị trường này.

Liệu những tiêu chuẩn của EU có quá cao so với mặt bằng chung?

Những tiêu chuẩn như thế các nước đều thực hiện. Chẳng hạn như Việt Nam vừa rồi buộc phải tái xuất hàng chục nghìn tấn nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi xuất xứ từ Ấn Độ do có mọt TG.

Các mặt hàng có nguy cơ cao phía EU cảnh báo: Cần tây, ngò gai, cà tím, cà pháo, rau răm, khổ qua (mướp đặc), mận (roi), ổi, cam, chanh, xoài, mãng cầu; các loại rau như lá lốt, lá mơ, ngò, kinh giới, húng lừu, gấc, chè tươi, ngải cứu, lá lốt, xương xông, quả họ mận, dâu tây.



Theo Tiền Phong
Báo cáo phân tích thị trường