Chính phủ Trung Quốc đang xây dựng chính sách hỗ trợ nghề cá với tổng vốn đầu tư hơn 8 tỷ nhân dân tệ nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá. Tuy nhiên, quan chức một số nước và giới khoa học lo ngại rằng nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng nhanh và việc các đội tàu Trung Quốc đẩy mạnh khai thác xa bờ sẽ đe dọa đến trữ lượng thủy sản toàn cầu. Tàu cá từ Trung Quốc, chủ yếu là tàu cá của ngư dân và các công ty tư nhân, hiện tham gia đánh bắt cả ở vùng biển quốc tế và các ngư trường có thỏa thuận khai thác với các quốc gia khác.
Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới và nước này đang hướng tới mục tiêu sản xuất hơn 60 triệu tấn thủy sản vào năm 2015. Nhiều nước cho rằng sản lượng khai thác tự nhiên có thể còn cao hơn con số thống kê được.
Để đáp ứng nhu cầu thủy sản, Trung Quốc có kế hoạch mở rộng đội tàu khai thác lên 2.300 chiếc vào năm 2015, tăng 16% so với năm 2010. Trong khi đó, Mỹ chỉ có khoảng 200 tàu khai thác xa bờ.
Do các ngư trường tại Châu Á đã bị lạm thác và giảm sản lượng, các đội tàu Trung Quốc di chuyển đến các ngư trường xa hơn. So với năm 2010, khai thác tại Tây Phi năm 2011 tăng 14% về sản lượng và 41% về giá trị, tại Mauritania tăng 51% về sản lượng và 66% về giá trị, tại Morocco tăng 50% về sản lượng nhưng giá trị giảm do mùa khai thác kết thúc sớm.
(Nguồn seafood.com)