Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
EU công nhận hệ thống chứng chỉ gỗ của Indonexia
28 | 01 | 2013
Theo một nguồn tin từ đại sứ EU tạ Indonexia, khối EU công nhận vô điều kiện các sản phẩm gỗ đã được chứng nhận bởi hệ thống chứng nhận gỗ hợp pháp (SVLK) của Indonexia.

Nếu một sản phẩm mang logo V-legal thì sản phẩm này được xác định là sản phẩm hợp pháp và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng do đó sẽ không phải áp đặt thêm sự kiểm soát nào nữa.
Khối EU sẽ bắt đầu áp đặt thêm các biện pháp kiểm soát lên sản phẩm gỗ nhập khẩu bằng điều lệ gỗ EU (EUTR), điều lệ này sẽ bắt đầu trong tháng 3. Chương trình nhằm mục đích xác định rõ xem những sản phẩm này có được khai thác từ nguồn hợp pháp hay không.
Indonexia đã xây dựng hệ thống chứng nhận gỗ hợp pháp (SVLK), một phần nhiệm vụ của hệ thống này là kiềm chế thương mại gỗ được khai thác bất hợp pháp. Hệ thống xác nhận này ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu gỗ của Indonexia kể từ ngày 01 tháng 01.
Indonexia và liên minh châu Âu cũng đang đàm phán hiệp định đối tác tự nguyện về tăng cường thực thi lâm luật và quản lý, thương mại sản phẩm rừng(FLEGT VPA), hiệp định này kỳ vọng sẽ được ký kết trong tháng 4. Quá trình phê chuẩn được kỳ vọng sẽ hoàn thành trong tháng 9/2013. Hiệp định đối tác tự nguyện về tăng cường thực thi luật lâm sản và quản lý, thương mại sản phẩm rừng sẽ công nhận về mặt pháp lý một cách rõ ràng cho hệ thống chứng chỉ SVLK của Indonexia. Đại sứ EU-ông Wilson cho biết mặc dù quan hệ đối tác chỉ dự kiến là có hiệu lực vào cuối năm nay, ông ấy tin rằng sẽ không có sự cản trở nào đến việc nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ Indonexia. Ông cho biết thêm: “Điều lệ gỗ EU (EUTR) sẽ không cho tăng thêm bất kỳ sự kiểm soát nào tại vùng biên giới của các nước EU”
Ông Wilson cũng đã hứa sẽ làm việc cùng với chính quyền Indonexia và các bên liên quan khác để thúc đẩy người tiêu dùng EU công nhận hệ thống chứng nhận gỗ hợp pháp (SVLK).
Hadi Daryanto, tổng thư ký Bộ Lâm nghiệp, hoan nghênh sự công nhận hệ thống chứng nhận gỗ hợp pháp của EU và bày tỏ hi vọng sản phẩm từ rừng của Indonexia sẽ tăng lên đáng kể từ mức hiện tại 1.2 tỷ USD. Ông Hadi cho biết: “thị trường EU là một trong số những thị trường chính của sản phẩm từ rừng Indonexia”.
Trong khi đó, Purwadi Soeprihanto, giám đốc điều hành của hiệp hội doanh nhân rừng Indonexia (APHI) cho biết, ông ta hy vọng sự công nhận của EU sẽ nhanh chóng có hiệu lực.
Ông Purwadi cho biết: “Đó là một sự đảm bảo rằng sản phẩm gỗ xuất khẩu sẽ thực sự không bị ràng bởi bất kỳ cuộc kiểm tra nào khi thâm nhập vào thị trường EU”
Theo số liệu từ bộ Lâm nghiệp nước này, trong 22 ngày đầu năm 2013, có 3,427 chứng chỉ hợp pháp được cấp phát cho xuất khẩu bao trùm diện tích 1,011,1023 km2 với điểm đến gồm 94 quốc gia.
 

Nguyễn Hưng-IPSARD



Báo cáo phân tích thị trường