Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hình thức liên kết dọc hợp nhất trong sản xuất kinh doanh gạo Kim Kê
10 | 05 | 2013
Thương hiệu gạo đóng gói Kim Kê- sản phẩm của công ty Minh Cát Tấn đã xuất hiện trên thị trường từ năm 2004 và trở nên quen thuộc với người tiêu dùng tại các siêu thị và cửa hàng thuộc mạng lưới của công ty. Đến nay, qui mô tiêu thụ khoảng 120 tấn/tháng.
Từ sự thành công về phân phối trên thị trường, công ty triển khai hoạt động liên kết với người sản xuất lúa bằng các giống thuần chủng chọn lọc và theo qui trình hiện đại. Đầu tiên bắt đầu thành lập 01 nông trường sản xuất lúa với sự liên kết giữa công ty, nông trường, các tổ chức và nhà khoa học với diện tích khoảng 50 ha và vốn đầu tư hơn hai tỷ. Song song với tổ chức công đoạn sản xuất, công ty điều tra thăm dò nhu cầu khách hàng sử dụng gạo để xác định và đưa ra thị trường nhiều mẫu sản phẩm khác nhau cho các mục tiêu sử dụng khác nhau. Một điểm quan trọng đưa đến thành công của sự liên kết là công ty tăng cường công tác quản lý và giám sát để duy trì và nâng cao chất lượng gạo Kim Kê từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất. 
 
Đứng trước nhu cầu mở rộng qui mô về cung và nâng cao chất lượng sản phẩm, một công ty thương mại đã đứng ra điều khiển khâu phân phối, tổ chức các tổ chức sản xuất trực thuộc của công ty (được gọi là các nông trường), công ty đầu tư để sản xuất gạo theo qui trình và tiêu chuẩn chất lượng của công ty. Lấy nhu cầu của người tiêu dùng làm điểm xuất phát và tìm các giải pháp khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
 
Kinh nghiệm rút ra từ mô hình: Mô hình này thuộc loại liên kết dọc trong một tổ chức có trật tự, đặt ra đòi hỏi về hợp nhất giữa khâu tiêu thụ và khâu sản xuất nông nghiệp dưới sự quản lý và dẫn dắt của doanh nghiệp thương mại. Liên kết này không lấy doanh nghiệp, người sản xuất làm trung tâm mà lấy thị trường làm trung tâm và tất cả các tác nhân trong mối liên kết phải tôn trọng thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trương.
 
Trích từ  báo cáo "KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẨY MẠNH  LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM"


Bộ Môn CSCL
Báo cáo phân tích thị trường