Ngân hàng Rabobank nhận xét tình hình trên sẽ mang tới ảnh hưởng tích cực trong bối cảnh nhu cầu phân ure trên thế giới đang tăng cao, trong đó phải kể đến Mỹ - các nông hộ nước này đang tập trung vào trồng ngô, khiến cho nhu cầu phân bón đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1930s.
Nhà phân tích Dirk Jan Kennes của Rabobank nhận xét: “Xem xét về triển vọng gieo trồng mạnh mẽ trong năm nay, có thể thấy nhập khẩu phân ure của Mỹ sẽ ít nhất cũng bằng năm ngoái”.
Trong năm 2012, lượng ure nhập khẩu của Mỹ tăng 18% lên mức 6,9 triệu tấn. Trong quý I/2013, lượng nhập khẩu của nước này đã đạt 1,6 triệu tấn, bằng với mức cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu phân bón từ Brazil đã tăng 60%, tương đương 870 nghìn tấn từ tháng 1-3/2013. Ông Kennes còn nói thêm: “Mức nhu cầu được kỳ vọng sẽ giữ nguyên trong Quý II/2013, do các nông hộ đang chuẩn bị cho vụ mùa gieo trồng chính vào tháng 9/2013”.
Giá giảm tạm thời
Nguồn cung có thể tiếp tục tăng cao trong Quý 2 và 3/2013. Giá ure cũng có thể giảm xuống mức 350 USD/tấn.
Áp lực tăng thêm cao do dự trữ lớn
Rabobank cho biết triển vọng nguồn cung từ Trung Quốc cũng đồng thời tăng trên thị trường phân lân, khiến cho giá phân lân vẫn giữ mức cũ trong khi được dự báo sẽ tăng lên mức cao hơn.
Nhu cầu của Mỹ có xu hướng giảm do sự mở rộng diện tích gieo trồng của các nông hộ đã diễn ra vào mùa thu năm ngoái.
Về phân Kali, Rabobank cũng dự báo mức giá sẽ không có nhiều thay đổi, do sự cân bằng duy trì giữa nhu cầu của Châu Á, các nước nước Mỹ Latinh và nguồn cung cấp của các nhà sản xuất Bắc Mỹ.
Mặc dù giá của loại phân này trên thực tế được quyết định bởi Trung Quốc và Ấn Độ, các nhà nhập khẩu lớn nhất, tuy nhiên vẫn có nhận định rằng: “xu hướng giá xuống thấp không khẳng định sẽ xảy ra, tuy nhiên do thực tế nguồn cung tăng cao sẽ khiến cho nguy cơ giá phân kali đi xuống”
Theo Agrimoney