Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sản xuất dầu cám gạo Ấn Độ tiếp tục tăng dù cạnh tranh lớn
03 | 06 | 2013
Ấn Độ là một trong những nước tiêu thụ dầu thực vật lớn nhất thế giới, sản xuất khoảng 8,2 triệu tấn và nhập khẩu khoảng 11 triệu tấn mỗi năm để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Trong bối cảnh đó, chính phủ đang khuyến khích phát triển sản xuất dầu cám gạo, vừa để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu dầu ăn, vừa giúp tăng thu nhập cho người nông dân.

Giá thành thấp, lợi ích lớn cho sức khỏe và  sự ngon miệng là những lý do chính thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành dầu cám gạo.

Theo Giám đốc điều hành của Hiệp hội Chiết xuất Dung môi Ấn Độ (SEA), Dr. B.V. Mehta, Ấn Độ là nước sản xuất dầu cám gạo lớn nhất thế giới và hiện sản xuất dầu cám gạo đủ để đáp ứng nhu cầu dầu ở Ấn Độ. Tuy nhiên, việc khích lệ mạnh mẽ ngành dầu cám gạo trong những tháng gần đây và thỏa thuận của các nhà sản xuất cám gạo toàn cầu trong tuần này nhằm khuến khích ngành dầu cám gạo quốc tế chắc chắn sẽ đẩy nhu cầu tăng mạnh hơn nữa trong những năm tới.

Theo SEA, sản lượng dầu cám gạo ở Ấn Độ đã tăng khoảng 32% trong vòng 8 năm qua, từ mức khoảng 680.000 tấn năm 2004-05 lên khoảng 900.000 tấn năm 2012-13.

Đồ thị sản xuất dầu cám gạo Ấn Độ

Tuy nhiên, ngành dầu cám gạo Ấn Độ gặp một số khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng.

Theo số liệu của SEA, sản lượng dầu cám gạo Ấn Độ hiện mới chỉ đạt khoảng 62% tiềm năng và khoảng 80% tổng công suất. Một trong những lý do dẫn tới những khoảng cách lớn giữa sản xuất và tiềm năng đó là do các nhà máy gạo không tập trung (còn nằm cách xa nhau) mà thời gian vận chuyển rất quan trọng để duy trì chất lượng cám gạo – yếu tố quan trọng đối với sản xuất dầu ăn.

Một lý do khác cũng ảnh hưởng tới tăng trưởng của ngành dầu cám gạo là chưa đầu tư lớn cho việc nghiên cứu. Trong mấy năm qua, số cơ sở nghiên cứu về dầu cám gạo đã giảm từ khoảng 5-6 xuống chỉ 1 hiện nay.

Tuy nhiên, các nhà phân tích đều rất lạc quan rằng triển vọng sản xuất cám gạo sẽ tăng trong tương lai do nhu cầu tiêu dùng tăng.

(T.H – Oryza)



Theo Vinanet
Báo cáo phân tích thị trường