Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hoãn đăng ký mới cho các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ
22 | 09 | 2016
Các nhà chức trách Việt Nam đã yêu cầu các doanh nghiệp cá tra chưa từng xuất khẩu sang thị trường Mỹ tạm thời ngừng đăng ký do một báo cáo về một số quy định liên quan tới xuất khẩu cá da trơn sang thị trường này.

Báo cáo được gửi đến Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (NAFIQAD) từ Văn phòng dịch vụ giám sát và ATTP (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) liên quan đến việc đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP Việt Nam đang chưa bao gồm cá da trơn.

Các đại diện của FSIS cho rằng khi nào hoạt động đánh giá được hoàn tất, cơ quan này sẽ xem xét bổ sung thêm các doanh nghiệp mới vào danh sách các nhà xuất khẩu đủ tiêu chuẩn nhưng trong 18 tháng đánh giá, chỉ những doanh nghiệp đã đăng ký mới có thể xuất khẩu.

Theo Đạo luật Nông trại 2014 của Mỹ, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2016, xuất khẩu cá da trơn sẽ nằm dưới sự giám sát của FSIS thay vì FDA. Theo đạo luật này, xuất khẩu cá tra và nhiều sản phẩm cá da trơn khác sẽ gặp nhiều khó khăn với quy định giám sát cuối cùng của USDA. Quy định cuối cùng do FSIS công bố, sẽ triển khai với cả cá da trơn nuôi tại Mỹ và cá da trơn nhập khẩu từ tháng 9/2017.

Ngoài khó khăn gây ra bởi chương trình giám sát cá da trơn mới của Mỹ, các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức, bao gồm suy giảm nhu cầu, nguồn cung cá tuyết tăng tại EU, sản xuất cá tra tại các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN tăng, khiến nhập khẩu cá tra Việt Nam tại các thị trường này giảm. Hơn nữa, các nhà chế biến cá tra xuất khẩu Việt Nam đang thiếu nguyên liệu chô cho chế biến do chi phí nuôi tại hộ cá thể tăng.

Liên quan tới vấn đề này, ông Dương Ngọc Minh, phó chủ tịch VASEP, cho biết nguồn cung cá tra nguyên liệu giảm đến 40% so với cùng kỳ năm ngoái, và được dự đoán sẽ thiếu đến 50% trong quý 1/2017.

Bộ Tài chính cho rằng hợp tác giữa sản xuất và xuất khẩu, doanh nghiệp và nông dân cần được tăng cường, chất lượng sản phẩm cần được cải thiện để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời các nhà chế biến – xuất khẩu cần phát triển thị trường thông qua các hội chợ quốc tế và thương mại điện tử để giảm chi phí tiếp cận các thị trường xuất khẩu.

Theo FIS



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường