Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu cà phê Colombia được dự báo tăng
23 | 11 | 2016
USDA vừa nâng dự báo xuất khẩu cà phê từ Colombia, nước sản xuất cà phê lớn thứ 3 thế giới, nhưng hạ dự đoán xuất khẩu cà phê của Brazil – nước xuất khẩu lớn nhất thế giới do hạ ước tính sản lượng cà phê Robusta xuống mức thấp nhất trong 11 năm.

USDA nâng dự báo xuất khẩu cà phê của Colombia niên vụ 2016/17 thêm 450.000 bao lên mức cao nhất trong 24 năm, đạt 12,84 triệu bao. Việc USDA nâng dự báo cho thấy sản xuất cà phê tại đất nước Nam Mỹ này đã phục hồi, do cây cà phê được tái canh cho năng suất ngày càng tăng, với sản lượng niên vụ 2016/17 tăng 700.000 bao lên 14 triệu bao. Rủi ro diễn ra La Nina yếu đi cũng giúp tăng triển vọng sản xuất của Colombia.

USDA cho rằng các nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu cà phê chất lượng cao của Colombia cũng là một yếu tố giúp tăng xuất khẩu cà phê của nước này. “Cà phê đặc sản của Colombia đang bùng nổ với hàng loạt các loại cà phê hữu cơ và được chứng nhận đạt chất lượng hảo hạng, thường có giá trị xuất khẩu cao hơn cà phê truyền thống. Cà phê đặc sản, có giá trị gia tăng cao hiện chiếm đến gần 40% giá trị xuất khẩu cà phê của Colombia”, USDA cho biết.

Ngược lại, USDA hạ 1 triệu  bao trong dự báo xuất khẩu cà phê của Brazil xuống còn 34,23 triệu bao. USDA nâng ước tính sản lượng cà phê Arabica của Brazil nhưng hạ ước tính sản lượng cà phê Robusta 1,6 triệu bao xuống còn 10,5 triệu bao, mức thấp nhất kể từ niên vụ 2005/06.

“Sản lượng cà phê Robusta giảm mạnh trong năm thứ 2 liên tiếp do hệ quả của tình trạng thiếu nước kéo dài, đặc biệt là tại tại bang Espirito Santo”, theo báo cáo của USDA.

Theo Shweta Upadhyaya, nhà phân tích của Global Coffee Monitor cho rằng xuất khẩu cà phê của Brazil giảm chủ yếu do sản lượng Robusta thấp. Dữ liệu chính thức của Brazil cho thấy xuất khẩu cà phê Robusta của nước này từ đầu niên vụ 2016/17 tới nay đã giảm tới gần 90%, trong thời điểm thường là thời kỳ xuất khẩu cao điểm. Theo bà  Upadhyaya, xuất khẩu cà phê Robusta của Brazil sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp hơn năm ngoái do sản lượng giảm, dự trữ đầu kỳ thấp và nhu cầu nội địa mạnh. Global Coffee Monitor cho biết các nhà sản xuất cà phê Brazil cũng sẽ giảm bán ra trong vụ này do họ cần duy trì dự trữ.

Nguồn cung Robusta giảm đã đẩy giá loại cà phê này tăng nhanh chóng và thúc đẩy tiêu dùng cà phê Arabica tại Brazil.

Theo Agrimoney



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường