Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Liệu cá rô phi có phải là vũ khí bí mật trong chiến lược phát triển thủy sản của Brazil?
14 | 12 | 2016
Theo Rabobank, cá rô phi hiện là ngành thủy sản nuôi lớn nhất tại Brazil và là một trong những ngành có triển vọng tươi sáng. Bộ phận nghiên cứu và tư vấn kinh doanh nông nghiệp và thực phẩm của Rabobank cho rằng sản xuất cá rô phi của Brazil sẽ tăng trưởng với tốc độ 10%/năm, vượt 490.000 tấn vào năm 2020, đưa Brazil trở thành nước sản xuất cá rô phi lớn thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Ai Cập.

Mở rộng sản xuất ngũ cốc nhanh chóng của Brazil hỗ trợ mạnh cho phát triển ngành cá rô phi. Báo cáo của Rabobank cho biết một trong những nguyên nhân chính trong khuynh hướng phát triển cá rô phi có liên quan đến tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp, chỉ khoảng 1,4, so với FCR 1,8 trong ngành gia cầm của Brazil (EMBRAPA). Theo Rabobank, sản xuất cá rô phi Brazil có lợi thế cạnh tranh về giá trong các ngành sản xuất thực phẩm giàu protein nhờ yêu cầu vốn thấp và đầu vào công nghệ hạn chế, quy mô sản xuất vừa và nhỏ tại Brazil, có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận 20%. Bang Parana thuộc miền Nam Brazil là khu vực sản xuất cá rô phi chính, chiếm 25% tổng sản lượng cá rô phi của nước này.

Ngành cá rô phi Brazil phát triển không chỉ nhờ các nhà sản xuất nội địa mà còn nhờ động lực từ các tập đoàn đa quốc gia. “Nutreco, InVivo NSA, và Cargill, ba nhà sản xuất thức ăn thủy sản hàng đầu thế giới đã hiện diện tại Brazil. AquaGen, nhà sản xuất cá giống hàng đầu thế giới, thuộc EW Group, gần đây đã bước châm vào ngành sản xuất cá rô phi giống của Brazil thông qua thâu tóm một nhà sản xuất nội địa”. Sự gia nhập của Regal Springs, nhà sản xuất cá rô phi nuôi lớn nhất thế giới cũng làm tăng động lực phát triển của ngành cá rô phi tại Brazil. Theo Rabobank, trong trung hạn, giai đoạn phát triển tiếp theo của ngành sản xuất cá rô phi Brazil có thể là gia nhập thị trường xuất khẩu cá rô phi phile tươi, và trong dài hạn, Brazil có thể cạnh tranh với Trung Quốc trong phân khúc thị trường cá rô phi phile đông lạnh.

Cá rô phi đang nổi lên là ngành nuôi thủy sản nước ngọt theo cách công nghiêp chính trên toàn cầu. Được giao dịch cao, tương đối dễ sản xuất, kháng bệnh tốt và chỉ yêu cầu nguồn thức ăn thực vật, cá rô phi chính là phiên bản gia cầm trong ngành thủy sản, theo nhận định của Rabobank. Xuất khẩu cá rô phi đông lạnh trên thị trường quốc tế bị thống trị bởi nguồn cung từ Trung Quốc, trong khi Indonesia và một số nước Mỹ Latin như Costa Rica, Honduras, Ecuador và Colombia thành công ở phân khúc cá rô phi phile tươi. Mỹ là thị trường nhập khẩu chính các mặt hàng cá rô phi.

Ngành tôm Brazil: Từ tụt hậu tới câu chuyện thành công mới?

Báo cáo của Rabobank cũng đưa ra đánh giá ngành tôm Brazil, vốn đã tụt hâu trong 2 thập kỷ qua dù nước này đã từng là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, cạnh tranh trực tiếp với Thái Lan và Việt Nam.

Hiện Ecuador là nhà sản xuất tôm lớn nhất Mỹ Latin nhưng chỉ có diện tích sản xuất hạn chế, với nguồn cung thức ăn thủy sản chủ yếu từ Brazil. Các yếu tố như dịch bệnh, lũ lụt và hạn hán, cộng với các rào cản thương mại như thuế chống bán phá giá trên thị trường Mỹ đã làm giảm động lực phát triển của ngành tôm Brazil, và nước này chỉ sản xuất bình quân hàng năm từ 50.000 – 70.000 tấn tôm trong suốt thập kỷ vừa qua.

Tuy vậy, Rabobank cho rằng ngành tôm Brazil có tương lai khả quan. “Sau khi dịch bệnh đốm trắng bùng phát trong sản xuất tôm toàn cầu năm 2015, dịch bệnh này vẫn tiếp tục tác động tới kết quả hoạt động của ngành tôm trong suốt năm 2016. Do dịch bệnh nên triển vọng ngành tôm Brazil khá khó đoán. Mặt khác, ngành tôm Brazil vận hành tương đối kín, chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa và nhập khẩu bị giới hạn nhờ các biện pháp như thuế quan và gần đây là các rào cản nhập khẩu an toàn sinh học. Theo Hiệp hội nông dân nuôi tôm Brazil (ABCC)m tiêu dùng tôm nội địa trên đầu người của Brazil là 0,55kg/người/năm. Chỉ một chuyển đổi nhỏ trong tiêu dùng có thể đẩy tăng trưởng ngành tôm tăng nhanh.

Hơn nữa, các đợt bùng phát dịch bệnh tại các khu vực sản xuất chính như Thái Lan, Trung Quốc và Mexico, cùng với sự giảm giá của đồng Real có thể khiến nhiều nước nhập khảu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc quay lại với Brazil với vị trí là một nhà xuất khẩu tôm. Rabobank cũng cho biết các doanh nghiệp thủy sản hàng đầu cũng đang ngày càng tăng hiện diện tại Brazil, mang đến những cải tiến về giống, công thức thức ăn và công nghệ nuôi ấp, sẽ sớm đưa Brazil quay trở lại đúng vị trí xứng với tiềm năng sản xuất tôm của nước này.

Theo Feed Navigator



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường