Theo báo cáo của nhiều công ty chế biến và sản xuất gỗ, nhiều công ty Trung Quốc đã vượt biên giới sang Việt Nam mua với khối lượng lớn gỗ cao su và gỗ keo tràm tại các tỉnh miền Trung và Nam Trung bộ, theo ông Huỳnh Quang Thanh, chủ tịch Hiệp hội nội thất Bình Dương cho hay. Các doanh nghiệp địa phương đang gặp áp lực lớn do giá gỗ nguyên liệu tăng và nguồn cung khan hiếm, dẫn tới cạnh tranh rất mạnh và tăng giá sản phẩm đầu ra.
Thiếu gỗ nguyên liệu có thể làm giảm tăng trưởng ngành gỗ Việt Nam và Hiệp hội lâm sản Việt Nam (VIFORES) đã gửi đơn thư tới chính phủ vào cuối tháng 12/2016 để tìm ra giải pháp triệt để, theo ông Nguyễn Tôn Quyền, phó chủ tịch VIFORES cho biết.
Hiện 90% gỗ cao su tại Tây Nguyên đang được thương nhân Trung Quốc thu mua. Các doanh nghiệp này đặt các xưởng gỗ tại khu vực, thuê người dân địa phương đi thu mua gỗ và trả tiền mặt trước. Từ tháng 9/2016. Giá gỗ cao su đã tăng từ 20 – 30% tại các khu vực này, theo ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Định cho hay. Các cơ quan chức năng và hiệp hội sẽ hỗ trợ chính phủ tìm ra giải pháp phù hợp theo các quy định quốc tế và triển khai các biện pháp này để bảo vệ ngành gỗ nội địa.
Nhận định về tình hình tương lai, theo ông Tô Xuân Phúc, nhà phân tích chính sách cấp cao, nhận định rằng với lợi thế địa lý, nhân công rẻ và mạng lưới cảng biển phát triển, Việt Na sẽ thu hút mạnh các doanh nghiệp Trug Quốc. Đầu tư trong ngành gỗ từ Trung Quốc sang Việt Nam có thể tăng với tốc độ nhanh trong tương lai gần. Nguyên nhân chính làm tăng mạnh nhu cầu đối với gỗ Việt Nam từ phía các công ty Trung Quốc là do chính phủ Trung Quốc đã ban lệnh cấm vào năm 2015 để giảm khai thác gỗ tự nhiên cho các mục tiêu thương mại và lệnh này có hiệu lực đến năm 2017.
Trung Quốc sẽ đóng cửa khai thác các rừng tự nhiên tại 14 tỉnh thuộc nước này từ năm 2017, dẫn tới ngành chế biến và sản xuất đồ gỗ Trung Quốc cho cả tiêu dùng nội địa và xuất khẩu sẽ thiếu khoảng 49,94 triệu m3 gỗ. Lệnh cấm này đã được triển khai từ năm 2015 và chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là ngừng tất cả hoạt động xẻ gỗ rừng tự nhiên lớn cho mục tiêu thương mại. Giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 2016 là giảm khai thác gỗ tại các rừng tự nhiên được quản lý bởi các cơ quan trồng rừng và giai đoạn 3 triển khai từ năm 2017 là ngừng tất cả các hoạt động khai thác gỗ tự nhiên tại Trung Quốc.
Một số vấn đề đáng lo ngại về vấn đề này, như mức thuế áp trên gỗ xẻ có độ dày khác nhau và sự cần thiết của các chính sách hỗ trợ các địa phương quản lý lâm nghiệp. Cụ thể là với mức thuế cho gỗ dày hơn 30mm là 20%, với gỗ mỏng hơn chỉ chịu mức thuế 10%, dẫn tới gian lận và mức thuế 20% được khuyến nghị nên áp dung cho các sản phẩm gỗ để ngăn gian lân thương mại và thâm hụt nguồn gỗ nguyên liệu.
Trong 3 quý đầu tiên năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 965,8 triệu USD, tăng gần 75% so với cùng năm 2015.
Theo Vietnam News