Tất cả thủy sản được chứng nhận ASC đều tuân thủ các hướng dẫn khắt khe nhằm đảm bảo tối thiêu rhoas tác động tiêu cực tới môi trường nuôi, đồng thời còn bảo vệ các quyền lợi của người lao động.
Tổ chức phi lợi nhuận này nhấn mạnh rằng hoạt động nuôi cá tra được chứng nhận tiêu chuẩn ASC chỉ có thể đặt tại các khu vực được phê chuẩn cho nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, các khu vực nuôi cũng được yêu cầu đánh giá nhiều tiêu chí nước, bao gồm mức độ nitrogen, phosphorus, và oxygen một cách thường xuyên để đảm bọ các nhà sản xuất duy trì các chỉ số này trong giới hạn cho phép cho các điều kiện nuôi trồng tối ưu. Các quy trình sản xuất nghiêm ngặt phải dược tuân thủ để đảm bảo nước thải không làm ô nhiễm hệ thống sinh thái.
Ngoài ra, các trại nuôi phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt để tối thiểu hóa khả năng bùng phát dịch bệnh, không được sử dụng kháng sinh trừ khi thực sự cần thiết và những người sản xuất chỉ có thể áp dụng kháng sinh dưới sự giám sát của một thú y viên. Với các tiêu chuẩn ASC, không chất kháng sinh nào có trong danh sách Các kháng sinh cực kì quan trọng đối với sức khỏe con người của WHO được sử dụng trong trị bệnh thủy sản.
Do cá tra được chứng nhận ASC được sản xuất theo phương pháp hiệu quả, ít sử dụng đất và hạn chế sử dụng TACN, tôn trọng môi trường và cộng đồng, đây là sản phẩm thích hợp trong thị trường cá thịt trắng cạnh tranh cao. Cuối cùng, tổ chức này nhấn mạnh rằng CP Việt Nam và Thuận An là hai ví dụ thực về lợi ích mà chứng nhận ASC mang lại. Đối với hai công ty thực hiện chứng nhận ASC, các trại nuôi của hai công ty đã nâng cấp xử lý nước thải, thực hành cho cá ăn tốt hơn và các bước giảm tỷ lệ chết ở cá, cũng như cải thiện đào tạo cho nhân viên.
Theo FIS